Tổng quan bệnh nổi mề đay ở trẻ em
Bệnh mề đay ở trẻ là tình trạng mao mạch trên da bị tổn thương bởi tác nhân gây kích ứng, dẫn đến hiện tượng phù cấp hoặc mãn tính ở trung bì.
Da trẻ nổi các nốt mẩn màu đỏ giống mụn nhỏ hoặc các mảng xuất hiện ở một phần hoặc toàn bộ cơ thể gây sưng tấy, ngứa ngáy.
Dựa vào thời gian xuất hiện triệu chứng, trẻ bị nổi mề đay được chia thành 2 dạng:
-
Nổi mề đay cấp tính: Các triệu chứng xuất hiện bất chợt và thuyên giảm sau vài giờ hoặc dưới 6 tuần.
-
Nổi mề đay mãn tính: Các triệu chứng kéo dài dai dẳng, tái phát liên tục hàng tuần, hàng tháng hoặc cả năm.
Biểu hiện trẻ bị nổi mề đay
Các dấu hiệu có thể khác nhau ở mỗi trẻ, phụ thuộc vào thể trạng và nguyên nhân gây bệnh mề đay. Những triệu chứng điển hình bao gồm:
-
Xuất hiện các sẩn phù, sưng nề, mẩn đỏ trên da theo từng mảng dao động từ vài mm đến vài cm.
-
Tổn thương da có màu hồng nhạt hoặc trắng nhạt, xung quanh tròn và phân ranh giới rõ so với các vùng da xung quanh.
-
Trẻ cảm thấy ngứa ngáy dữ dội, nóng rát, châm chích.
-
Cào gãi nhiều, nhất là khi đổ mồ hôi.
-
Các mảng mề đay tự biến mất sau vài tiếng hoặc vài ngày nếu không cào gãi.
-
Nếu bị nặng, trẻ có thể sưng phù mắt, mí, môi, bộ phận sinh dục,…
-
Có biểu hiện chán ăn, khó chịu, quấy khóc, mất ngủ,…
Các triệu chứng có thể khởi phát ở bất kỳ vùng da nào trên cơ thể trẻ như măt, lưng, mông,… hay nổi khắp người.
Nổi mề đay gây ngứa rát, khó chịu cho trẻ
Nguyên nhân trẻ bị nổi mề đay
-
Nhiễm trùng do vi rút, vi khuẩn: Khi trẻ bị cảm lạnh, nhiễm trùng cấp như viêm họng, viêm amidan có thể gây kích ứng da dẫn đến nổi mề đay.
-
Tiếp xúc tác nhân gây dị ứng: Trẻ có thể bị nổi mề đay khi tiếp xúc với lông động vật, khói bụi, phấn hoa, chất gây dị ứng có trong không khí, môi trường ô nhiễm, bị côn trùng cắn…
-
Dị ứng thực phẩm: Trẻ nhỏ có cơ địa nhạy cảm, hệ tiêu hóa chưa phát triển hoàn thiện nên dễ bị dị ứng khi thu nạp các loại thực phẩm như: tôm, cua, đậu phộng, trứng, sữa, lúa mì, đậu nành… hoặc các phụ gia, chất bảo quản có trong thực phẩm chế biến sẵn.
-
Thay đổi nhiệt độ: Khi nhiệt độ nóng lạnh thay đổi đột ngột có thể khiến da trẻ bị kích thích và nổi mề đay.
-
Dị ứng thuốc: Trẻ sơ sinh, trẻ em rất nhạy cảm và dễ mẩn ngứa khi uống thuốc tây y, thuốc kháng sinh như nhóm penicillin, thuốc giảm đau, thuốc hạ sốt,…
-
Phản ứng với bỉm, quần áo, tã: Trẻ có thể bị mẩn ngứa khi mặc quần áo, sử dụng tã, bỉm không phù hợp với cơ địa.
-
Tác động tâm lý, sinh lý: Nhiều khi trẻ bị chấn động tâm lý mạnh, cơ thể mệt mỏi cũng khiến là nguyên nhân gây nổi mề đay.
Ngoài ra một số trường hợp trẻ bị nổi mề đay không rõ nguyên nhân còn được gọi là mề đay vô căn.
Biến chứng bệnh nổi mề đay ở trẻ
Bệnh mề đay ở trẻ có thể tự khỏi theo thời gian với trường hợp cấp tính. Nhưng mề đay kéo dài dai dẳng sẽ chuyển sang mãn tính và gây ra một số biến chứng từ nhẹ đến nặng như:
-
Khó chịu, quấy khóc cả ngày lẫn đêm, ngủ không ngon giấc do ngứa.
-
Bỏ ăn, kén ăn, ảnh hưởng đến sự phát triển toàn diện của trẻ.
-
Thay đổi sắc tố da (sạm da), chàm hóa, để lại sẹo.
-
Ảnh hưởng đến một số cơ quan hô hấp và đường tiêu hóa.
-
Đau nhức cơ, bội nhiễm, suy giảm miễn dịch,…
-
Nghẽn mạch, phù mạch, sốc phản vệ, gây khó thở, đe dọa tính mạng của trẻ.
Trẻ bị nổi mề đay khi nào cần gặp bác sĩ?
Phụ huynh cần đưa trẻ tới cơ sở y tế ngay để được thăm khám và điều trị kịp thời khi có các biểu hiện:
-
Đau bụng kèm theo nôn mửa, đi ngoài.
-
Trẻ sốt cao, mệt mỏi, quấy khóc không ngừng.
-
Tức ngực, chóng mặt, đau đầu.
-
Trẻ bị khó thở, thở hắt, nhịp thở nhanh, da mặt tím tái,…
-
Triệu chứng kéo dài, không có dấu hiệu thuyên giảm.
Cách điều trị khi trẻ bị nổi mề đay
Điều trị nổi mề đay cho trẻ không chỉ chú trọng đến tính hiệu quả mà cần đề cao mức độ an toàn. Để cải thiện các triệu chứng mề đay ở trẻ, phụ huynh có thể áp dụng một số cách sau:
Chăm sóc bé bị nổi mề đay tại nhà
Với trường hợp bé xuất hiện triệu chứng nổi mề đay nhẹ, phụ huynh có thể áp dụng một số phương pháp giúp giảm ngứa sau:
-
Vệ sinh vùng da tổn thương: Dùng khăn sạch thấm nước mát để loại bỏ các dị nguyên như lông chó mèo, nấm mốc, bụi bẩn, phấn hoa,… trên da bé.
-
Tắm nước mát: Giúp cải thiện triệu chứng sưng đỏ, nóng rát, giảm viêm, kích ứng da. Bố mẹ có thể sử dụng thêm baking soda hoặc yến mạch để giảm ngứa cho bé.
-
Chườm lạnh: Dùng túi chườm hoặc lấy khăn mềm bọc đá lạnh chườm nhẹ lên vị trí xuất hiện ban đỏ, áp dụng vài lần trong ngày. Không nên chườm quá lâu để tránh gây bỏng lạnh.
-
Mặc đồ thoáng mát: Bố mẹ nên cho bé mặc những bộ đồ thoáng mát, rộng rãi, không bó sát người, có chất liệu mềm, mỏng nhẹ, thấm hút mồ hôi tốt.
-
Sử dụng kem dưỡng ẩm: Các loại kem dưỡng ẩm có thể giúp làm ẩm da, làm dịu và giảm viêm hiệu quả.
-
Hạn chế để bé gãi ngứa: Cố gắng không để trẻ gãi ngứa vì có thể gây nhiễm trùng, khiến tình trạng viêm nhiễm lan rộng hơn.
Các mẹo dân gian chữa nổi mề đay tại nhà
-
Tắm lá khế: Rửa sạch lá khế tươi rồi đun với nước đến khi sôi. Chắt lấy nước, để nguội bớt rồi cho bé tắm 1- 2 ngày/ lần giúp giảm ngứa, mẩn đỏ do mề đay.
-
Dùng nha đam: Lấy nha đam tươi, cắt vỏ xanh bên ngoài. Thoa phần gel trắng lên da bé trong vòng 20 phút rồi rửa lại bằng nước sạch. Phụ huynh nên thoa một lượng nhỏ nha đam lên cổ tay của bé để kiểm tra xem có bị dị ứng không.
-
Tắm lá trà xanh: Rửa sạch lá trà xanh (chè xanh), vò nát sau đó đun sôi rồi lấy nước này tắm cho bé hàng ngày.
Lưu ý: Dùng mẹo dân gian chữa nổi mề đay chỉ là biện pháp hỗ trợ, không thay thế phương pháp điều trị chuyên sâu. Nhiều dược liệu có thể gây kích ứng da, vì vậy phụ huynh nên tìm hiểu kỹ trước khi áp dụng cho con.
Cách điều trị bằng thuốc Tây y
Khi nổi mề đay ở trẻ em không thuyên giảm sau 24 – 48 giờ hoặc chuyển biến nặng hơn thì bố mẹ nên đưa bé tới gặp bác sĩ chuyên khoa. Tùy thuộc vào thể trạng và mức độ nghiêm trọng của bệnh, bác sĩ có thể chỉ định một số loại thuốc sau:
-
Thuốc uống kháng histamin H1: Tác dụng giảm ngứa và ngăn ngừa sản sinh histamin vào da – chất trung gian gây ra các tình trạng nổi mề đay. Nếu da của bé đáp ứng kém với thuốc kháng histamin H1 thì có thể dùng kết hợp với thuốc kháng histamin H2 để tăng hiệu quả.
-
Thuốc kháng cholin: Thường được sử dụng trong các trường hợp nổi mề đay Cholinergic – Thể mề đay khởi phát do cơ thể đổ nhiều mồ hôi và có thân nhiệt tăng cao.
-
Thuốc bôi chứa menthol: Là loại thuốc chứa hoạt chất menthol có nguồn gốc từ cây bạc hà giúp làm mát, dịu da và khắc phục tình trạng viêm nhiễm da.
-
Thuốc bôi chứa corticoid: Nhóm thuốc này có công dụng giảm nhanh triệu chứng viêm da.
-
Thuốc hen suyễn dạng tiêm: Các loại thuốc hen suyễn Omalizumab có công dụng trong điều trị mề đay.
-
Các chất ức chế hệ miễn dịch: Trong trường hợp trẻ bị nổi mề đay mãn tính, các liệu pháp điều trị khác không đáp ứng tốt, bác sĩ có thể chỉ định sử dụng các chất ức chế hệ miễn dịch như Cyclosporine, Mycophenolate, Tacrolimus,…
Thận trọng khi sử dụng thuốc trị mề đay ở trẻ em
CẢNH BÁO: Thuốc Tây y tiềm ẩn rất nhiều tác dụng phụ nguy hiểm. Bố mẹ chỉ sử dụng khi được kê đơn và tuyệt đối tuân thủ chỉ dẫn của bác sĩ.
Điều trị nổi mề đay ở trẻ em bằng Đông y
Hiện nay, nhiều phụ huynh lựa chọn điều trị nổi mề đay cho trẻ bằng Đông y vì tính an toàn, hiệu quả cao của phương pháp này.
Theo bác sĩ Lê Phương , trẻ em bị nổi mề đay, mẩn ngứa là do cơ thể bị tích tụ nhiều độc tố, khí huyết ứ trệ, phong hàn, phong nhiệt kết hợp cùng một số tác nhân như ăn uống, môi trường gây nên.
Để điều trị bệnh hiệu quả, ổn định lâu dài cần giải độc, trừ tà, bồi bổ cơ thể, ổn định cơ địa, tăng cường miễn dịch, giúp trẻ chống lại các tác nhân dị ứng, ngăn tái phát bệnh lâu dài.
Tiêu ban hoàn bì thang chữa mề đay tận gốc với phác đồ “3 tác động” nhờ thảo dược
Tiêu Ban Hoàn Bì Thang là bài thuốc thuộc công trình khoa học “Nghiên cứu & phục dựng tinh hoa YHCT triều Nguyễn trong điều trị bệnh mề đay” do đội ngũ chuyên gia bác sĩ Nhất Nam Y Viện nghiên thực hiện.
Bài thuốc hiện đang được ứng dụng độc quyền tạ Nhất Nam Y Viện, giúp hàng ngàn người bệnh thoát khỏi tình trạng sưng viêm, mẩn đỏ da, ngứa,… Theo đó, đơn vị cũng nhận được vô số những phản hồi tích cực:


>>XEM VIDEO: Thoát khỏi mề đay cấp và mãn tính nhờ bài nam dược Tiêu Ban Hoàn Bì Thang
Để đạt được kết quả này, Tiêu Ban Hoàn Bì Thang sở hữu:
Thành phần:
- Kế thừa và phát huy tinh thần “nam dược trị nam nhân”, bài thuốc sử dụng 27 vị thuốc quý chống dị ứng, trừ mẩn ngứa hiệu quả như Thuyền thoái, Ngưu bàng tử, Cát cánh, Đơn đỏ, Thục địa, Cà gai leo, Kim ngân hoa, Ngũ vị tử,…
- Thành phần thảo dược được phối ngũ theo công thức “VÀNG” từ Thái Y Viện triều Nguyễn, đảm bảo đáp ứng tốt cho cơ địa thể trạng người Việt hiện nay.
- 100% dược liệu sinh học, đạt tiêu chuẩn chất lượng GACP – WHO, không gây tác dụng phụ cho người bệnh.
Công dụng:
Ứng dụng phác đồ đặc trị mề đay “1 công 2 bổ” bài thuốc phát huy hiệu quả:
- Thanh lọc sạch các độc tố bị tích tụ lâu ngày trong cơ thể, tăng cường bổ phế nuôi dưỡng tái tạo làn da khỏe mạnh.
- Chống viêm, chống dị ứng, bảo vệ da trước những tác động của dị nguyên ngoài môi trường.
- Chống độc cho gan, cân bằng chuyển hóa các chất độc tố ra khỏi cơ thể, giải trừ dị ứng mẩn ngứa, nổi mề đay nhanh chóng.
Đặc biệt, mỗi một người bệnh sẽ được xây dựng liệu trình phác đồ riêng dựa trên kết quả tình trạng, mức độ diễn tiến bệnh, nhờ đó bài thuốc đáp ứng tốt với cơ địa bệnh nhân, tối ưu hóa thời gian điều trị.
Nhận tư vấn miễn phí từ chuyên gia bác sĩ của Nhất Nam Y Viện qua thông tin sau:
- Địa chỉ: Biệt thự 16, Ngõ 168 Nguyễn Khánh Toàn, Cầu Giấy, Hà Nội
- Hotline: 0964 045 616 – 024.8585.1102
- Zalo: https://zalo.me/0964045616
- Fanpage: Nhất Nam Y Viện
- Website: www.nhatnamyvien.com
- Đặt lịch khám: https://nhatnamyvien.com/dat-lich-kham-benh
Câu hỏi thường gặp
Nổi mề đay nên cho trẻ ăn gì?
-
Uống nhiều nước: Uống đủ nước, nước trái cây bổ sung vitamin, khoáng chất,… giúp thải độc, tăng cường miễn dịch cho cơ thể.
-
Thực phẩm giàu vitamin C: Nên cho bé ăn thực phẩm, trái cây giàu vitamin C như cam, quýt, cà chua, bưởi, nho, kiwi,… Các loại thực phẩm này có khả năng chống oxy hóa, nâng cao sức khỏe, kháng viêm và điều hòa hệ miễn dịch.
-
Rau xanh: Rau xanh chứa chất xơ, lượng nước dồi dào, cung cấp vitamin B, acid folic, choline,… giúp thải độc, làm sạch đường ruột, nuôi dưỡng da và cải thiện khô da, ngứa rát, nổi mẩn đỏ.
-
Thực phẩm giàu Omega-3: Omega-3 là chất béo tốt cho hệ miễn dịch, sức khỏe tổng thể. Đồng thời còn giúp da khỏe mạnh, mềm mịn, hạn chế tác động của các yếu tố gây hại. Các loại thực phẩm chứa omega 3 là: Cá thu, cá hồi, cá trích, đậu nành, hạt chia,…
Trẻ bị nổi mề đay kiêng ăn gì?
-
Thực phẩm dễ gây dị ứng: Không cho bé ăn những thực phẩm dễ gây phản ứng dị ứng như thực phẩm giàu đạm, đậu phộng, mè, hải sản,…
-
Thức ăn nhiều dầu mỡ, gia vị: Những thực phẩm nhiều đường, muối, hạt tiêu, bột ngọt, ớt,… có thể ảnh hưởng xấu tới tình trạng mề đay.
Ngoài ra, trong quá trình ăn uống hàng ngày cha mẹ cần quan sát kỹ xem bé có dấu hiệu dị ứng với loại thực phẩm nào không để kịp thời loại bỏ chúng ra khỏi thực đơn.
Trẻ bị nổi mề đay có thể kiểm soát và cải thiện nếu có phương pháp phù hợp kết hợp chăm sóc đúng cách. Với trường hợp nổi mề đay mãn tính, kéo dài dai dẳng, phụ huynh nên chủ động cho trẻ đi thăm khám, can thiệp y tế kịp thời.
ArrayArray Cập nhật lúc: 4:04 PM , 24/04/2024