Nổi Mề Đay Khắp Người: Nguyên Nhân Và Cách Điều Trị

​Tổng quan về nổi mề đay khắp người

Thầy thuốc ưu tú, Bác sĩ Lê Phương, Giám đốc chuyên môn Nhất Nam Y Viện cho biết, nổi mề đay khắp người là tình trạng mề đay xuất hiện trên toàn bộ cơ thể chứ không chỉ ở một số khu vực nhất định.

Nổi mề đay khắp người có thể tự hết trong vòng 24 giờ, cũng có thể có thể kéo dài vài ngày, thậm chí nhiều tháng. Nếu không điều trị kịp thời có thể gây biến chứng nghiêm trọng, thậm chí đe dọa tính mạng.

Bệnh mề đay có thể gặp ở bất kỳ ai, nhưng phổ biến nhất là trước độ tuổi 20 (80% trường hợp), độ tuổi khởi phát trung bình từ 8 – 11 tuổi. Nhóm tuổi có tỷ lệ mắc bệnh cao nhất trong khoảng 12 – 15 tuổi. Tỷ lệ mắc bệnh ở thành phố cao hơn nông thôn.

Dấu hiệu nhận biết nổi mề đay

Nổi mề đay rất dễ nhận biết. Đó là các nốt sần nổi trên da như nốt muỗi đốt, viền ngoài có màu đỏ. Mỗi nốt sần tồn tại khoảng 2 – 4 giờ và tự biến mất, sau đó các nốt sần khác tiếp tục xuất hiện, gây ngứa.

Dấu hiệu phân biệt nổi mề đay với những bệnh da liễu khác:

  • Vùng da cao, có đường viền rõ ràng.

  • Khi nhấn vào vết mề đay, nó sẽ chuyển sang màu trắng.

  • Ngứa dữ dội, đôi khi đau, nóng rát.

  • Nốt phát ban có thể xuất hiện ở bất cứ vùng nào trên cơ thể, biến mất rồi xuất hiện trở lại trong thời gian ngắn.

  • Khi mề đay biến mất không để lại sẹo.

Mề đay có thể xuất hiện rải rác hoặc thành từng mảng

Thời gian nổi mề đay tùy thuộc vào nguyên nhân:

  • Do tiếp xúc (dị ứng xà phòng, cao su,…): Sau 10 – 60 phút.

  • Dị ứng thức ăn: Trong vòng 1 tiếng.

  • Phản ứng với chất phụ gia, chất tạo màu thực phẩm: Sau 12 – 24 tiếng.

  • Phản ứng với thuốc: Có thể nổi mề đay ngay lập tức hoặc chậm hơn, thậm chí nhiều năm sau đó.

Phân loại bệnh mề đay

Theo thời gian phát bệnh:

  • Mề đay cấp tính: Tình trạng phát ban kéo dài dưới 6 tuần. Bệnh xuất hiện đột ngột, có thể tập trung ở vài vùng da hoặc nổi khắp người.

  • Mề đay mãn tính: Các nốt mề đay trên da kéo dài hơn 6 tuần, làm thay đổi màu sắc của da.

Theo triệu chứng đặc trưng:

  • Mề đay do lạnh: Nổi mề đay do tiếp xúc với nhiệt độ lạnh. Các vết phát ban có kích thước khoảng 1/4 inch đến 1 inch, màu hơi đỏ hoặc giống màu da.

  • Mề đay do nhiệt: Xuất hiện do da có quá nhiều mồ hôi, đặc trưng bởi những vết thương nhỏ bao quanh bởi những đốm phát ban đỏ rực.

  • Mề đay da vẽ nổi: Vết phát ban xuất hiện dọc theo đường tiếp xúc (như lấy móng tay miết trên da). Thường xuất hiện 5 – 10 phút sau khi tác động và biến mất sau 10 – 15 phút.

  • Mề đay vật lý: Gây ra bởi áp lực trên bề mặt da, như quần áo bó sát, ngồi quá lâu. Biểu hiện là những mảng phát ban cục bộ, dày đặc, kèm ngứa, đau rát,…

Nguyên nhân nổi mề đay khắp người

  • Di truyền: 50 – 60% người bị nổi mề đay do di truyền.

  • Dị ứng thực phẩm: Hệ miễn dịch cơ thể xác định thực phẩm là yếu tố ngoại lai và hình thành nên phản ứng dị ứng. Những loại thực phẩm giàu protein rất dễ gây dị ứng, như hải sản, đậu phộng, trứng,…

  • Côn trùng cắn: Người có cơ địa nhạy cảm có khả năng bị dị ứng với nọc độc của côn trùng, gây ngứa ngáy, khó thở, phát ban, phù nề toàn thân.

  • Tác dụng phụ của thuốc Tây y: Lạm dụng thuốc chống viêm, thuốc kháng sinh, thuốc kháng histamin có thể gây nổi mề đay.

  • Nhiễm trùng: Thường gặp ở người bị viêm gan siêu vi, người mắc bệnh nhiễm khuẩn tai – mũi – họng,…

  • Tác nhân vật lý: Thời tiết quá nóng hoặc quá lạnh, đổ nhiều mồ hôi, thói quen cào gãi,…

  • Bệnh lý: Người mắc những bệnh lý tự miễn như viêm khớp dạng thấp, lupus ban đỏ, bệnh tuyến giáp,.. có nguy cơ nổi mề đay cao hơn.

  • Nguyên nhân khác: Tiếp xúc với dị nguyên trong không khí (phấn hóa, khói bụi, bụi bẩn,…), cũng có trường hợp khởi phát mề đay vô căn.

Những vị trí dễ bị nổi mề đay

  • Mặt: Mề đay xuất hiện rải rác hoặc tập trung ở gò má và môi. Các nốt sẩn phù có thể lan đến cổ họng, đường hô hấp gây khó thở, có nguy cơ bị sốc phản vệ.

  • Chân: Bộ phận này dễ bị côn trùng cắn, những nốt sần phù mọc dọc ống chân, cảm giác ngứa ngáy.

  • Hai cánh tay: Thường gây ngứa khu vực cổ tay và bắp tay, nhưng có khi lan toàn bộ cả hai cánh tay.

  • Cổ: Vùng da nhạy cảm, dễ tổn thương, nhiều nếp gấp, chỉ cần chà xát mạnh cũng nổi mề đay.

  • Mông: Khu vực thường xuyên cọ sát với quần áo, tích tụ mồ hôi.

Mề đay có thể xuất hiện ở chân, tay, mặt hay toàn bộ cơ thể

Đối tượng dễ bị nổi mề đay khắp người

  • Trẻ em: Nhóm đối tượng hệ miễn dịch còn non yếu, chưa hoàn thiện, thường bị mề đay cấp tính do dị ứng thức ăn, côn trùng cắn, nhiễm trùng đường hô hấp, thời tiết lạnh,… Trẻ em bị mề đay mãn tính thường gặp biến chứng phù mạch.

  • Phụ nữ mang thai: Cơ thể thay đổi về nội tiết tố, căng thẳng kéo dai khiến mẹ bầu dễ bị nổi mề đay. Ngoài ra còn một số nguyên nhân khác như cảm lạnh, cảm cúm, men gan mất cân bằng tạm thời khiến độc tố tích tụ trong máu.

  • Phụ nữ sau sinh: Cơ thể mệt mỏi, mất sức, suy kiệt nên các yếu tố từ môi trường dễ xâm nhập gây bệnh. Tình trạng thiếu ngủ, lo lắng quá độ, thay đổi chế độ ăn uống cũng có thể gây nổi mề đay.

Nổi mề đay khắp người có lây không? có nguy hiểm không?

Theo Thạc sĩ, bác sĩ Nguyễn Thị Tuyết Lan: “Bệnh mề đay không lây truyền từ người này sang người khác nhưng có khả năng tái phát nhiều lần. Mức độ nguy hiểm của bệnh tùy thuộc vào thể trạng của người bệnh cũng như tình trạng nổi mề đay là cấp tính hay mãn tính.

Khi tình trạng nổi mề đay ở mức độ nhẹ, người bệnh có thể chỉ bị ngứa ngáy, nổi mẩn. Nhưng nếu tình trạng nặng có thể dẫn đến những biến chứng nguy hiểm, như: Sốc phản vệ, phù mạch, suy nhược cơ thể, nhiễm trùng, lở loét da.”

Biến chứng bệnh mề đay có nguy cơ đe dọa đến tính mạng. Nếu người bệnh bị nổi mề đay kèm theo một trong số triệu chứng như sưng môi, buồn nôn, lạnh run, tim đập nhanh,… thì có thể đang rơi vào sốc phản vệ. Cần đưa người bệnh tới cơ sở y tế gần nhất để được cấp cứu kịp thời.

Phương pháp chẩn đoán bệnh mề đay

Chẩn đoán lâm sàng

  • Đặt câu hỏi liên quan đến tình trạng sức khỏe, yếu tố gia đình, môi trường xung quanh nhà, lối sống, môi trường làm việc,…

  • Quan sát, sờ trên da để xác định tổn thương.

  • Nếu bị phù mạch ở ống tiêu hóa, ống thanh quản thì sẽ xuất hiện triệu chứng đau bụng, đi ngoài, khó thở,…

Chẩn đoán cận lâm sàng

  • Xét nghiệm công thức máu để xác định lượng bạch cầu ái toan (liên quan đến mức độ dị ứng và nhiễm ký sinh trùng).

  • Xét nghiệm để tìm dị nguyên trong trường hợp bác sĩ nghi ngờ nổi mề đay khắp người do phấn hoa, mạt bụi,…

Cách điều trị nổi mề đay khắp người

Bị nổi mề đay phải làm sao? Dưới đây là một số cách điều trị bạn có thể tham khảo:

Điều trị không dùng thuốc

Cách ly với yếu tố nguy cơ:

  • Tránh tiếp xúc hoặc loại bỏ các yếu tố gây bệnh hay làm cho triệu chứng bệnh thêm nặng.

  • Ngưng sử dụng những loại thuốc, thực phẩm khiến mề đay xuất hiện.

  • Đổi chỗ ở, công việc nếu ở đó có các dị nguyên gây bệnh.

  • Tránh để cơ thể nóng lạnh đột ngột, tránh tiếp xúc với ánh nắng mặt trời.

  • Hạn chế chà xát, gãi mạnh trên da

Chườm lạnh:

  • Chườm lạnh bằng túi nước đá hoặc đá lạnh bọc trong túi vải. Chườm tối đa 10 phút/lần để tránh gây bỏng lạnh.

  • Nhiệt độ thấp từ đá có tác dụng làm mát da, làm dịu cảm giác ngứa, khó chịu, hạn chế việc gãi ngứa.

Dùng mẹo dân gian:

  • Dùng nha đam: Lấy gel lô hội thoa lên vùng da bị mẩn ngứa. Trong lô hội chứa nhiều vitamin, dưỡng chất, có tác dụng làm mát, tiêu viêm, giải độc, giảm ngứa rất tốt.

  • Gừng: Gừng là dược liệu quý trong Đông y, có tác dụng tiêu viêm, giảm ngứa, diệt khuẩn hiệu quả. Bổ sung gừng trong bữa ăn, uống trà gừng, dùng nước cốt gừng thoa lên vùng da bị bệnh sẽ giúp giảm triệu chứng mề đay.

  • Lá Khế: Có công dụng giải độc, tiêu viêm, giảm ngứa và mẩn đỏ trên da. Người bệnh có thể rang nóng lá khế, vò nát, sau đó chà nhẹ lên vùng da bị mề đay.

Lưu ý: Các phương pháp khắc phục tại nhà chỉ có tác dụng giảm nhẹ triệu chứng với những trường hợp mề đay nhẹ. Với những bệnh nhân bị nặng, mãn tính, tái phát nhiều lần cần thăm khám và điều trị theo chỉ định của bác sĩ để tránh biến chứng nguy hiểm.

Sử dụng thuốc Tây y

Để điều trị triệu chứng nổi mề đay khắp người, bác sĩ thường chỉ định một số loại thuốc như sau:

  • Thuốc kháng histamin: Giảm triệu chứng viêm, ngứa, đau rát. Với bệnh mề đay mãn tính, cần kết hợp điều trị bằng thuốc kháng histamin với nhiều loại thuốc khác.

  • Thuốc steroid: Nếu thuốc kháng histamin không đáp ứng được nhu cầu điều trị, bác sĩ sẽ kê thêm thuốc steroid dạng uống hoặc chích.

  • Thuốc sinh học omalizumab: Cải thiện hiệu quả triệu chứng của bệnh mề đay mãn tính. Cần sử dụng thuốc theo đúng phác đồ của Bộ Y tế.

  • Trường hợp phát ban nghiêm trọng cần được tiêm epinephrine, cortisone hoặc thuốc điều chỉnh miễn dịch.

CẢNH BÁO: Chỉ nên sử dụng thuốc khi có chỉ định của bác sĩ, không tự ý uống thuốc vì có thể gây ra một số tác dụng không mong muốn như: Đau đầu, chóng mặt, buồn nôn, đau bụng, đau dạ dày, tổn thương gan thận, suy thận,…

Sử dụng thuốc Đông y

Hiện nay có không ít người bệnh mề đay lựa chọn điều trị bằng các bài thuốc y học cổ truyền. Chia sẻ về phương pháp điều trị này, Thầy thuốc ưu tú, Bác sĩ Lê Phương cho biết:

Mề đay là bệnh lý có căn nguyên phức tạp và liên quan mật thiết đến sự suy yếu bên trong cơ thể. Y học cổ truyền xử lý mề đay theo cơ chế trị bệnh từ căn nguyên, tập trung phục hồi và cải thiện cơ địa người bệnh. Các bài thuốc y học cổ truyền có thành phần từ thảo dược tự nhiên nên vừa hiệu quả, vừa đảm bảo độ an toàn, lành tính cho người dùng.”

Một số lưu ý khi lựa chọn bài thuốc y học cổ truyền điều trị mề đay:

  • Mua thuốc tại các phòng khám YHCT uy tín để tránh mua phải thuốc chất lượng kém, chứa chất bảo quản, dược liệu đã bị rút hết dược chất.

  • Nên lựa chọn các bài thuốc được nghiên cứu, làm mới, đã được kiểm chứng hiệu quả. Vì theo thời gian, thể bệnh và dược chất trong dược liệu có sự thay đổi, các phương thuốc cũ không còn giữ được giá trị.

  • Dược chất từ bài thuốc thẩm thấu từ từ, người bệnh cần kiên trì sử dụng để đạt được hiệu quả tốt nhất.

Một trong những bài thuốc y học cổ truyền điều trị mề đay hiệu quả, an toàn được nhiều người tin tưởng lựa chọn nhất hiện nay là bài thuốc Tiêu Ban Hoàn Bì Thang của Nhất Nam Y Viện.

Giải pháp chữa mề đay TẬN GỐC, DỨT ĐIỂM nhờ Tiêu Ban Hoàn Bì Thang

Thay vì áp dụng các mẹo dân gian, người bệnh có thể tham khảo những bài thuốc Đông Y với thành phần thảo dược, được nghiên cứu bài bản, đảm bảo đồng thời tính AN TOÀN – HIỆU QUẢ về lâu dài.

Trong đó, Tiêu ban hoàn bì thang của Nhất Nam Y Viện đang là bài thuốc nam nổi tiếng, đáp ứng tốt các tiêu chí trên. Cụ thể:

Về nguồn gốc:

  • Bài thuốc được đội ngũ chuyên gia bác sĩ Nhất Nam Y Viện nghiên cứu từ các phương dược chữa mẩn ngứa cho vua Gia Long của danh y triều Nguyễn.
  • Là thành quả được hoàn thiện từ đề tài “Nghiên cứu & phục dựng tinh hoa YHCT triều Nguyễn trong điều trị bệnh mề đay mẩn ngứa”.

Về thành phần:

  • Chắt lọc ra 27 nam dược quý, có hàm lượng dược chất cao, không chứa độc tính như: Bồ công anh, Ngưu bàng tử, Xuyên khung, Hạ diệp châu, Cát cánh, Tang diệp, Phòng phong, Sài đất, Sinh địa, Kim ngân cành…
  • 100% thành phần thuốc là các loại nam dược quý, lành tính, có độ tương thích cao với cơ địa người Việt.

Về công dụng:

Hoạt động theo nguyên lý Bổ Chính – Khu tà, bài thuốc giúp xử lý tận gốc căn nguyên gây bệnh, đồng thời nâng cao chính khí, dưỡng gan bổ thận ngăn ngừa bệnh tái phát. Theo đó, bài thuốc phát huy:

  • Thanh nhiệt giải độc, tiêu trừ mẩn ngứa dị ứng da.
  • Bổ gan thận, tăng cường dưỡng khí, dưỡng huyết, nâng cao sức đề kháng
  • Tăng cường khử độc gan, thải độc thận, giúp da khỏe từ bên trong.

Để bài thuốc phát huy công dụng nhanh chóng, đẩy lùi bệnh toàn diện trong thời gian ngắn, bác sĩ cũng dựa trên bệnh cảnh của từng người xây dựng phác đồ điều trị tương ứng. Hơn hết, với những ưu điểm nêu trên, bài thuốc phù hợp với nhiều đối tượng người sử dụng ngay cả trẻ em, phụ nữ mang thai, phụ nữ sau sinh,….

Rất nhiều người bệnh cũng từng đưa ra các đánh giá, phản hồi tích cực về bài thuốc trên các trang diễn đàn, mạng xã hội:

>>XEM VIDEO: Tiêu Ban Hoàn Bì Thang – Giải pháp chữa mề đay an toàn hiệu quả nhờ sử dụng thảo dược sinh học

Tìm hiểu thông tin chi tiết về bài thuốc cũng nhận tư vấn liệu trình điều trị phù hợp, bạn liên hệ qua:

Nổi mề đay khắp người là bệnh lý da liễu khá phổ biến có tính chất mãn tính dai dẳng, tái đi tái lại nhiều lần. Để tránh những biến chứng nguy hiểm, người bệnh nên chủ động thăm khám để được bác sĩ tư vấn điều trị cụ thể.

ArrayArray Cập nhật lúc: 4:03 PM , 24/04/2024

Tin liên quan

Yếu Sinh Lý Ở Tuổi Trẻ: Nguyên Nhân, Triệu Chứng Và Điều Trị

Yếu sinh lý ở tuổi trẻ là gì? Có nguy hiểm không? Yếu sinh lý là tình trạng suy giảm chức năng sinh dục, thường được biểu hiện dưới các...

10+ Cách Chữa Yếu Sinh Lý Nam Tại Nhà Không Dùng Thuốc Hiệu Quả

Top 10 cách chữa yếu sinh lý tại nhà cho nam Yếu sinh lý nam là một chứng rối loạn chức năng tình dục ở nam giới với các biểu...

24+ Thuốc Chữa Yếu Sinh Lý Hiệu Quả Tốt Nhất Dành Cho Nam

​Sử dụng thuốc chữa yếu sinh lý có tốt không? Yếu sinh lý được hiểu đơn giản là tình trạng rối loạn chức năng tình dục ở nam giới. Bệnh...

Trẻ Bị Nổi Mề Đay: Dấu Hiệu Và Cách Xử Lý Hiệu Quả

​Tổng quan bệnh nổi mề đay ở trẻ em Bệnh mề đay ở trẻ là tình trạng mao mạch trên da bị tổn thương bởi tác nhân gây kích ứng,...

Bệnh Viêm Da Cơ Địa Trẻ Em: Dấu Hiệu Nhận Biết Và Cách Điều Trị

​Triệu chứng viêm da cơ địa ở trẻ em Các triệu chứng viêm da cơ địa ở trẻ thường khởi phát ở các vùng sau đầu gối, trên đầu gối,...

Viêm da cơ địa ở chân: Biểu hiện, Nguyên nhân và Cách điều trị

​ Viêm da cơ địa ở chân là gì? Viêm da cơ địa ở chân là tình trạng da ở khu vực bàn chân tăng tiết bã, gây kích ứng và...

Array

Leave a comment

Your email address will not be published. Required fields are marked *