Tinh trùng yếu là bệnh lý nam khoa ảnh hưởng trực tiếp đến số lượng và chất lượng tinh trùng. Nếu không điều trị kịp thời, tình trạng này tiềm ẩn nguy cơ gây hiếm muộn, vô sinh ở nam giới. Chủ động tìm hiểu các thông tin về triệu chứng bệnh sẽ giúp cánh mày râu sớm có phương pháp chữa trị phù hợp và dứt điểm hoàn toàn.
Khái niệm về tinh trùng yếu
Tinh trùng được tạo ra tại ống sinh tinh ở phía ngoài tinh hoàn. Tinh trùng của nam giới được sản xuất gần như liên tục. Ở bên ngoài cơ thể, tinh trùng có thể tồn tại khoảng 30-60 phút. Khi xâm nhập vào âm đạo nữ giới, chỉ những con tinh trùng thật sự khỏe mạnh mới có thể tiếp tục sống sót và di chuyển vào tử cung hình thành bào thai.
Tinh trùng yếu là bệnh lý đặc trưng bởi tình trạng suy giảm chất lượng tinh trùng cũng như khả năng vận động và thời gian tồn tại ngắn hơn. Theo đánh giá khoa học, tinh trùng yếu được hiểu là tỷ lệ tinh trùng di động thấp hơn 75%, cụ thể như sau:
- Tinh trùng di động thấy được ít hơn 50%
- Tinh trùng không di động và đã chết cao hơn 25%
- Tinh trùng di động nhanh ít hơn 25%.
Đối tượng nguy cơ mắc bệnh
Người có nguy cơ mắc bệnh tinh trùng yếu có thể là những người sau:
- Nam giới có tuổi: Nam giới trên 50 tuổi thường có khả năng có tinh trùng yếu hơn so với người trẻ hơn.
- Nam có lối sống không lành mạnh: Hút thuốc, tiêu thụ rượu, sử dụng chất kích thích và cận thị có thể gây ra tinh trùng yếu.
- Người có vấn đề tâm lý: Các tình trạng tâm lý như căng thẳng, lo âu và trầm cảm có thể ảnh hưởng đến chất lượng tinh trùng
- Người có bệnh lý: Các bệnh như tiểu đường, bệnh tình dục, bệnh tiền liệt tuyến,…
- Người tiếp xúc nhiều chất độc: Các hạt bụi, hóa chất độc hại, và các tác nhân môi trường khác có thể gây hại cho tinh trùng.
Nguyên nhân gây bệnh tinh trùng yếu
Tinh trùng yếu được đánh giá là do nhiều nguyên nhân khác nhau. Xác định được nguyên nhân chính xác sẽ giúp người bệnh có phương án điều trị đúng cách và kịp thời. Các nguyên nhân chủ yếu như sau:
- Thói quen sinh hoạt không lành mạnh: thức quá khuya, ăn uống thất thường, ăn nhiều đồ ăn nhanh, đồ chế biến sẵn, hút thuốc lá, uống rượu bia,…đều tiềm ẩn nguy cơ gây bệnh.
- Các bệnh viêm nhiễm nam khoa: Các bệnh viêm nhiễm tại tuyến tiền liệt, bệnh lậu, bệnh lý khác tại tinh hoàn,…sẽ tác động đến tinh hoàn, gây teo và khiến số lượng, chất lượng tinh trùng suy giảm.
- Ảnh hưởng của thuốc: như thuốc tiểu đường; thuốc huyết áp; thuốc điều trị dạ dày
- Ảnh hưởng của bệnh lý tại cơ quan sinh dục: như chấn thương tĩnh mạch thừng tinh, ống dẫn tinh, nhiễm trùng tinh hoàn,….
- Một số nguyên nhân khác: Ngoài các nguyên nhân chủ yếu trên, yếu tố di truyền, sự suy giảm hormone nội tiết tố testosterone, áp lực cân nặng,…
Dấu hiệu nhận biết bệnh nhanh nhất
Để nhận biết bệnh tinh trùng yếu, nam giới có thể dựa vào đánh giá cảm quan thông qua màu sắc, trạng thái của tinh dịch. Cụ thể, tinh dịch ở đây là chất lỏng tiết ra từ ống dẫn tinh khi cánh mày râu xuất tinh. Nếu tinh dịch thuộc một trong những trường hợp sau đây thì rất có thể người bệnh đang mắc bệnh tinh trùng yếu:
Tình trùng yếu gây loãng tinh dịch
Nếu thấy tinh dịch quá loãng, màu trong như nước vo gạo và ở trạng thái lỏng, không đặc sệt thì người bệnh cần cảnh giác vi có thể đang mắc tinh trùng yếu. Điều này cho thấy mật độ tinh trùng trong tinh dịch quá thấp, không đảm bảo về số lượng mỗi lần xuất tinh. Nếu không điều trị sớm, nam giới có thể bị hiếm muộn, vô sinh.

Tinh dịch đông đặc
Tinh trùng ở người khỏe mạnh tồn tại trong tinh dịch với độ đặc sệt vừa phải. Đồng thời, sau khoảng 15-30 phút. Nếu người bệnh bị tinh trùng yếu thể đông đặc, tinh dịch gần như đặc sệt trong phần lớn thời gian tồn tại, chỉ loãng ra một phần dù ở ngoài môi trường.
Tinh dịch vón cục
Ngoài biểu hiện tinh dịch đông đặc, chúng còn tồn tại dưới dạng tinh trùng vón cục. Khi đó, nam giới cũng cần cảnh giác do đây cũng là dấu hiệu cảnh báo bệnh lý nam khoa nguy hiểm. Trong tinh dịch lẫn hạt trắng li ti, kích thước như hạt vừng, thậm chí to như hạt cơm, bóp vụn có cảm giác bột.
XEM NGAY: Sử dụng thuốc chữa tinh trùng vón cục hiệu quả cho nam giới
Tinh dịch có màu sắc thay đổi bất thường
Ngoài yếu tố về trạng thái của tinh dịch, người bệnh cũng có thể đánh giá thông qua màu sắc và sự thay đổi sau một thời gian xuất tinh.
- Tinh dịch màu vàng xanh/xanh
- Tinh dịch màu vàng
- Tinh dịch màu nâu
TÌM HIỂU: Nguyên nhân tinh trùng bị vón cục do đâu?
Bệnh tinh trùng yếu có chữa được không?
Vậy, bệnh tinh trùng yếu có chữa được không? Mức độ nguy hiểm như thế nào? Nhiều bệnh nhân tỏ ra lo lắng khi được chẩn đoán tinh trùng suy yếu. Cần khẳng định rằng, bệnh này hoàn toàn có thể cải thiện và chữa trị dứt điểm nếu chủ động tiếp nhận điều trị sớm.
ĐỌC NGAY: Tổng hợp các cách chữa tinh trùng yếu tại nhà bằng dân gian

Các biện pháp điều trị nhanh nhất
Tùy vào mức độ và thể trạng của người bệnh mắc tinh trùng yếu mà có phương pháp chữa trị thích hợp. Dưới đây là những phương pháp điều trị điển hình:
Điều trị bằng thuốc
Một số loại thuốc thường được chỉ định điều trị như sau:
- Viên uống sâm nhung bổ thận TW3
- Viên uống sâm Alipas New
- Tinh chất Hàu Biển OB
- Viên bổ thận tráng dương Winmen
- Tinh hàu nhân sâm Lalisse Oyster Max Powder 40000
Trong trường hợp bệnh nặng hoặc không đáp ứng với phương pháp điều trị nội khoa, bác sĩ có thể chỉ định can thiệp ngoại khoa để chữa trị dứt điểm. Đặc biệt khi người bệnh mắc các bệnh lý tắc ống dẫn tinh, giãn tĩnh mạch tinh hoàn.
ĐỌC NGAY: Nam giới bị tinh trùng loãng có chữa được không? Chuyên Gia giải đáp
Mẹo cải thiện triệu chứng tại nhà
Nếu bệnh ở giai đoạn mới khởi phát, các triệu chứng còn nhẹ, người bệnh có thể tham khảo một số mẹo dân gian tại nhà điều trị tinh trùng yếu như sau:
- Sâm maca: Rửa sạch, thái lát mỏng củ sâm maca và phơi khô/sấy, tán thành bột mịn. Mỗi ngày dùng 2-5g bột, pha với nước sôi, khuấy đều đến tan hoàn toàn. Chia thành nhiều lần uống hết trong ngày, duy trì nhiều ngày để thấy được hiệu quả.
- Vừng đen: Chuẩn bị bài thuốc với 100g hạt vừng đen, rang chín thơm và tán thành bột mịn. Hòa 2 thìa bột với sữa tươi (lượng vừa đủ), khuấy đều và uống mỗi ngày. Ngoài cách trên, có thể dùng vừng đen kết hợp với rau củ tươi làm salad trộn.
- Ngũ vị tử: Mỗi ngày chuẩn bị khoảng 15g ngũ vị tử, sao vàng dược liệu này và cho vào ấm cùng với một lượng nước vừa đủ. Đun sôi cô cạn đến khi còn khoảng ½ lượng nước thuốc thì tắt bếp. Chia thành nhiều lần uống trong ngày, duy trì trong một thời gian để việc điều trị hiệu quả dứt điểm.
Nếu điều trị bệnh tinh trùng yếu bằng mẹo dân gian một thời gian không thấy hiệu quả, người bệnh nên ngừng áp dụng và đi khám. Tránh tình trạng lạm dụng quá lâu khiến bệnh diễn tiến nặng hơn, tiềm ẩn nhiều nguy cơ biến chứng nguy hiểm.
Người bệnh tinh trùng yếu nên ăn gì, kiêng gì?
Chế độ ăn uống tác động một phần đến hiệu quả điều trị của nam giới mắc bệnh tinh trùng yếu. Do đó, để các triệu chứng bệnh nhanh chóng dứt điểm, nam giới cần chú ý một số điều sau đây:
- Tăng cường nhóm thịt đỏ như thịt dê, thịt bò, thịt lợn,….hoặc thịt trắng như thịt gà, thịt chim,…đều rất tốt cho sức khỏe sinh lý nam giới.
- Tăng cường ăn nhóm hải sản tốt cho sinh lý như hàu, sò huyết, ốc, tôm,…
- Bổ sung rau củ (bắp cải, súp lơ,…), nhóm quả khô (lạc, vừng,…) và các loại quả chín (đu đủ, dứa,…) rất tốt cho quá trình sinh tinh.
- Bổ sung các loại quả màu đỏ (dưa hấu, cà chua,…) giúp gia tăng Lycopene – rất có ích cho tuyến tiền liệt.

- Bổ sung hoa quả chứa nhiều vitamin C (cam quýt) hỗ trợ điều trị hiệu quả tình trạng tinh dịch vón cục.
- Bổ sung tỏi vào bữa ăn hàng ngày dưới dạng gia vị hoặc ăn tỏi sống (2-3 tép/ngày) giúp cải thiện số lượng và chất lượng tinh trùng.
- Hạn chế nhóm thực phẩm chiên rán, nhiều dầu mỡ,… ảnh hưởng đến độ đặc dính của tinh trùng và khiến bệnh nặng hơn.
- Hạn chế ăn đồ ăn nhiều ớt, tiêu,….và các gia vị cay nóng khác.
- Hạn chế đồ ăn quá mặn gây ảnh hưởng khả năng hoạt động của thận và gây bệnh sinh lý ở nam giới
XEM THÊM: Nam giới bị tinh trùng yếu ăn giá đỗ được không? Những lưu ý quan trọng
Biện pháp phòng ngừa bệnh tinh trùng yếu nên biết
Tinh trùng yếu không phải bệnh lý quá nguy hiểm nhưng tác động tiêu cực đến tâm lý nam giới và hạnh phúc lứa đôi nếu diễn tiến kéo dài. Do đó, thực hiện các biện pháp phòng ngừa là điều cần thiết. Cụ thể, cánh mày râu cần chú ý như sau:
- Kiểm soát cân nặng ở mức cân bằng, không để tình trạng thừa cân béo phì vì nhiều chuyên gia y tế cho rằng, chỉ số BMI có liên quan đến các bệnh lý nam khoa.
- Điều chỉnh chế độ ăn uống lành mạnh, bổ sung nhiều rau xanh. Tốt nhất nên hỏi ý kiến của bác sĩ chuyên khoa để điều chỉnh phù hợp.
- Sử dụng bao cao su khi quan hệ tình dục để ngăn ngừa các bệnh lý nam khoa, tăng nguy cơ làm suy yếu tinh trùng.
- Giữ tinh thần thoải mái, hạn chế căng thẳng, áp lực, làm việc quá sức,… vì có thể ảnh hưởng đến khả năng sinh tinh.
- Chia sẻ thẳng thắn với bạn tình nếu mắc các bệnh nam khoa để hiểu rõ nhau và cùng nhau điều trị, tránh rạn nứt tình cảm.
- Hạn chế dùng đồ uống có cồn, đồ uống chứa caffein, hút thuốc lá,… vừa tác động xấu đến sức khỏe vừa ảnh hưởng đến các hoạt động sinh lý.
- Nếu phải làm việc trong môi trường độc hại, đeo khẩu trang và mang mặc đồ bảo hộ đúng cách, tránh tiếp xúc trực tiếp với hóa chất.
- Mặc đồ thoáng mát, rộng rãi (đặc biệt là quần và đồ lót)
- Nếu làm công việc văn phòng, nên đứng lên đi lại sau một khoảng thời gian, tránh ngồi quá lâu ảnh hưởng đến cơ quan sinh dục.
- Tập luyện thể thao hàng ngày để cải thiện sức khỏe, sức bền ở nam giới.
Bài viết trên đã cung cấp những thông tin cơ bản về bệnh tinh trùng yếu ở nam giới. Người bệnh lưu ý rằng muốn điều trị bệnh hiệu quả, cần phải chủ động đi thăm khám sớm từ khi các biểu hiện mới chớm. Không được giấu bệnh mà khiến các triệu chứng diễn tiến nặng, tiềm ẩn nguy cơ biến chứng nguy hiểm.
ArrayArray Cập nhật lúc: 10:59 AM , 19/09/2023