7 cách giảm đau dạ dày ban đêm tại nhà hiệu quả nhất

Có nhiều cách giảm đau dạ dày ban đêm tại nhà giúp làm dịu cơn đau và mang lại cảm giác thoải mái hơn. Các biện pháp này không chỉ dễ thực hiện mà còn an toàn, giúp bạn nhanh chóng lấy lại giấc ngủ.

Nguyên nhân gây đau dạ dày ban đêm

Ban đêm bị đau dạ dày là tình trạng đau hoặc khó chịu ở vùng bụng, thường xảy ra vào ban đêm và khiến giấc ngủ bị gián đoạn.

Người bị đau có thể cảm thấy đau âm ỉ hoặc dữ dội, kèm theo các triệu chứng như ợ chua, đầy hơi, buồn nôn…

Đau dạ dày xuất hiện vào ban đêm có thể khiến người bệnh cảm thấy khó chịu và mất ngủ

Tình trạng này có thể xuất phát từ nhiều nguyên nhân như:

  • Trào ngược dạ dày thực quản: Tình trạng trào ngược acid từ dạ dày lên thực quản thường diễn ra mạnh hơn khi nằm xuống, gây ra cảm giác đau và nóng rát vào ban đêm.
  • Ăn quá gần giờ đi ngủ: Ăn no vào tối muộn, đặc biệt là thức ăn khó tiêu như đồ chiên, cay, có tính acid cao… sẽ gây áp lực cho dạ dày và có thể dẫn đến đau.
  • Tăng tiết acid dạ dày: Vào ban đêm, cơ thể ít hoạt động, dạ dày có thể tiết ra nhiều acid hơn bình thường, dễ gây kích ứng lớp niêm mạc dạ dày và gây đau.
  • Viêm loét dạ dày: Những người bị viêm loét dạ dày tá tràng thường đau vào ban đêm, đặc biệt khi dạ dày trống rỗng, khiến acid dạ dày tác động mạnh hơn lên vùng bị viêm loét.
  • Căng thẳng và stress: Stress làm tăng tiết acid và ảnh hưởng đến hoạt động của dạ dày, có thể gây đau dạ dày về đêm.
  • Tác dụng phụ của thuốc: Một số thuốc khi uống vào buổi tối có thể gây kích ứng dạ dày và làm xuất hiện cơn đau.

Triệu chứng của đau dạ dày vào ban đêm

Đau dạ dày vào buổi đêm có thể gây ra nhiều triệu chứng khó chịu, làm ảnh hưởng đến chất lượng giấc ngủ và sinh hoạt hằng ngày. Những triệu chứng này không chỉ gây đau mà còn khiến người bệnh lo lắng về sức khỏe của mình. Dưới đây là một số triệu chứng phổ biến:

  • Đau âm ỉ hoặc đau quặn ở vùng bụng trên: Đây là triệu chứng phổ biến nhất, có thể xảy ra với mức độ từ nhẹ đến nặng, thường tập trung ở vùng bụng trên hoặc giữa.
  • Cảm giác nóng rát ở vùng thượng vị: Nhiều người cảm thấy nóng rát hoặc ợ nóng ở vùng trên của bụng hoặc vùng ngực, đặc biệt khi nằm xuống.
  • Đầy hơi, chướng bụng: Vào ban đêm, bụng có thể trở nên đầy hơi và khó chịu, gây cảm giác căng tức và khó ngủ.
  • Ợ chua, ợ hơi: Triệu chứng ợ chua hoặc ợ hơi thường xảy ra khi acid dạ dày trào ngược lên thực quản, gây cảm giác chua hoặc cay đắng ở miệng.
  • Buồn nôn hoặc nôn: Một số người có cảm giác buồn nôn hoặc thậm chí nôn mửa, đặc biệt khi dạ dày rỗng.
  • Khó ngủ hoặc giấc ngủ bị gián đoạn: Do cơn đau và cảm giác khó chịu, người bị đau dạ dày ban đêm thường khó vào giấc ngủ hoặc dễ bị tỉnh giấc giữa chừng.
  • Chán ăn hoặc cảm giác no nhanh: Đôi khi, cơn đau dạ dày khiến người bệnh mất cảm giác thèm ăn hoặc cảm thấy no ngay cả khi ăn rất ít.

Đau dạ dày sẽ tạo ra những cơn đau âm ỉ, nóng rát vùng thượng vị, kèm theo ợ chua, ợ hơi…

Ảnh hưởng của đau dạ dày ban đêm đến sức khỏe người bệnh

Đau dạ dày vào ban đêm không chỉ gây ra cảm giác khó chịu tạm thời mà còn có nhiều ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe người bệnh:

  • Gián đoạn giấc ngủ: Cơn đau và cảm giác nóng rát dạ dày khiến người bệnh khó ngủ hoặc thường xuyên tỉnh giấc giữa đêm. Việc thiếu ngủ kéo dài dẫn đến mệt mỏi, suy nhược, làm suy giảm khả năng phục hồi của cơ thể.
  • Suy yếu hệ miễn dịch: Thiếu ngủ do đau dạ dày có thể làm suy yếu hệ miễn dịch, khiến người bệnh dễ mắc các bệnh nhiễm trùng và khó phục hồi khi bị ốm.
  • Tăng căng thẳng và lo âu: Đau dạ dày thường xuyên, đặc biệt vào ban đêm, gây lo lắng, căng thẳng và có thể dẫn đến trầm cảm nhẹ. Tình trạng stress này cũng làm tăng tiết acid dạ dày, khiến cơn đau nặng hơn, tạo thành vòng lặp khó chịu.
  • Giảm chất lượng cuộc sống: Cơn đau ban đêm làm người bệnh mất tập trung và kém năng suất trong công việc và học tập. Đồng thời, sự mệt mỏi, khó chịu có thể làm giảm hứng thú trong các hoạt động xã hội, ảnh hưởng đến mối quan hệ gia đình và xã hội.
  • Nguy cơ biến chứng nghiêm trọng: Đau dạ dày vào ban đêm nếu không được điều trị kịp thời có thể tiến triển thành các bệnh lý nghiêm trọng hơn như viêm loét dạ dày tá tràng, trào ngược dạ dày thực quản, thậm chí có nguy cơ dẫn đến xuất huyết dạ dày.

7 cách giảm đau dạ dày ban đêm nhanh chóng, hiệu quả

Khi cơn đau dạ dày xuất hiện vào ban đêm, việc giảm đau nhanh chóng là rất quan trọng để giúp người bệnh dễ chịu và có thể trở lại giấc ngủ. Dưới đây là một số phương pháp có thể áp dụng:

1. Uống nước ấm

Khi đau dạ dày xuất hiện đột ngột vào ban đêm, uống nước ấm có thể giúp làm dịu lớp niêm mạc dạ dày và giảm các cơn co thắt.

Uống nước ấm là cách giảm đau dạ dày ban đêm tại nhà hiệu quả

Nước ấm nhẹ nhàng làm giảm sự kích thích trong dạ dày, giúp bạn cảm thấy dễ chịu hơn.

Nên uống từng ngụm nhỏ và chậm rãi, tránh uống nhiều một lần vì có thể gây đầy bụng và áp lực lên dạ dày. Lượng nước vừa phải sẽ giúp ổn định dạ dày mà không gây khó chịu.

2. Sử dụng gối nâng cao đầu

Đặt thêm gối để nâng cao đầu khi ngủ có tác dụng giảm áp lực lên dạ dày và ngăn ngừa acid trào ngược lên thực quản, một trong những nguyên nhân chính gây đau và nóng rát dạ dày vào ban đêm.

Khi đầu được nâng lên, trọng lực sẽ giúp giữ acid trong dạ dày không trào ngược, giúp bạn tránh khỏi cảm giác khó chịu do acid trào ngược gây ra và giảm nguy cơ đau dạ dày.

Cách này rất hiệu quả và đơn giản, chỉ cần điều chỉnh gối để tạo một góc nghiêng khoảng 15 – 30 độ cho phần trên của cơ thể.

3. Tránh nằm ngay sau khi ăn

Sau khi ăn, dạ dày cần thời gian để tiêu hóa thức ăn trước khi bạn nằm xuống. Nếu nằm ngay, trọng lực sẽ không hỗ trợ quá trình tiêu hóa, khiến thức ăn dễ trào ngược và làm tăng nguy cơ đau dạ dày.

Hạn chế nằm sau khi ăn để tránh trào ngược dạ dày, tạo ra các cơn đau

Hãy đợi ít nhất 2 – 3 tiếng sau bữa ăn trước khi nằm để đảm bảo thức ăn được tiêu hóa hết. Nếu cần nghỉ ngơi, nằm nghiêng về bên trái giúp giảm bớt áp lực lên dạ dày, tạo điều kiện thuận lợi cho quá trình tiêu hóa và giảm thiểu triệu chứng khó chịu.

4. Uống trà gừng hoặc trà bạc hà

Gừng và bạc hà đều có các đặc tính chống viêm, giảm đau, làm dịu các cơn co thắt trong dạ dày…

Gừng giúp giảm viêm và làm dịu các cơn đau do dạ dày co thắt, trong khi bạc hà giúp thư giãn các cơ và giảm áp lực dạ dày.

Tuy nhiên, với người bị trào ngược dạ dày-thực quản, bạc hà có thể gây tiết thêm acid, làm trầm trọng triệu chứng.

Trong trường hợp đó, trà gừng là lựa chọn an toàn hơn, vì nó giảm bớt cảm giác buồn nôn và giúp ổn định dạ dày.

5. Áp dụng hơi ấm

Hơi ấm từ túi chườm hoặc chai nước nóng giúp giảm cơn đau bằng cách thư giãn các cơ quanh dạ dày.

Khi áp hơi ấm lên bụng, nhiệt độ tăng làm dịu các cơn co thắt và kích thích tuần hoàn máu, giúp giảm cảm giác căng thẳng, cơn đau cũng giảm đi rõ rệt.

Đây là cách rất an toàn và dễ thực hiện, đặc biệt hữu ích khi cơn đau xuất hiện vào ban đêm và bạn muốn nhanh chóng cảm thấy dễ chịu.

Dùng túi chườm nóng cũng là cách cải thiện tình trạng đau dạ dày ban đêm

6. Thử uống một chút mật ong hoặc sữa ấm

Mật ong có đặc tính kháng viêm tự nhiên, giúp làm dịu niêm mạc dạ dày bị kích ứng. Một chút mật ong pha với nước ấm hoặc sữa ấm (nếu bạn không dị ứng lactose) có thể làm dịu cơn đau và giúp bạn cảm thấy thư giãn hơn.

Sữa ấm cũng tạo một lớp bảo vệ tạm thời cho niêm mạc dạ dày, giảm acid trong dạ dày. Tuy nhiên, nếu không dung nạp lactose, bạn chỉ nên dùng nước ấm pha mật ong để tránh bị đầy bụng hoặc khó tiêu.

7. Dùng thuốc giảm đau không kê đơn nếu có

Nếu những biện pháp tự nhiên không đủ hiệu quả, bạn có thể cân nhắc dùng thuốc giảm đau dạ dày như antacid hoặc thuốc kháng acid.

Antacid giúp trung hòa acid trong dạ dày, làm giảm nhanh các cơn đau do acid gây ra. Một số thuốc kháng acid như ranitidine hay famotidine cũng có thể giúp giảm tiết acid dạ dày.

Tuy nhiên, hãy tránh dùng các loại thuốc giảm đau thông thường như aspirin hoặc ibuprofen, vì chúng có thể gây kích ứng dạ dày, làm tình trạng đau nặng hơn. Hãy lưu ý sử dụng thuốc theo đúng liều lượng khuyến cáo để đảm bảo an toàn.

Các loại thuốc giảm đau không kê đơn cũng là giải pháp hiệu quả giúp cải thiện tình trạng đau dạ dày ban đêm kịp thời

Bị đau dạ dày ban đêm nên tránh làm gì?

Khi bị đau dạ dày vào ban đêm, có một số thói quen và hoạt động cần tránh để giảm thiểu cơn đau và tránh làm tình trạng trở nên nghiêm trọng hơn.

Việc hiểu rõ những điều nên kiêng cữ sẽ giúp bạn kiểm soát cơn đau tốt hơn và bảo vệ sức khỏe dạ dày. Dưới đây là những điều bạn nên tránh:

  • Tránh ăn no hoặc ăn khuya: Ăn tối ít nhất 2-3 tiếng trước khi ngủ, tránh đồ chiên, cay, có tính acid… để giảm áp lực lên dạ dày.
  • Không nằm ngay sau khi ăn: Đợi ít nhất 2-3 tiếng sau bữa ăn trước khi nằm để ngăn acid trào ngược và giảm đau dạ dày.
  • Tránh uống đồ uống có caffeine và đồ uống có gas: Các loại đồ uống này dễ kích thích dạ dày và làm tăng tiết acid, gây khó chịu vào ban đêm.
  • Không uống rượu và hút thuốc lá: Rượu và nicotine làm tổn thương niêm mạc và tăng acid dạ dày, khiến cơn đau trở nên nghiêm trọng hơn.
  • Tránh dùng thuốc giảm đau không phù hợp: Các thuốc như aspirin, ibuprofen có thể làm tăng acid, gây kích ứng dạ dày, nên tham khảo bác sĩ khi cần dùng.
  • Tránh căng thẳng, lo âu: Stress làm tăng tiết acid, vì vậy hãy thư giãn để giảm cơn đau dạ dày vào ban đêm.
  • Không ăn đồ cay và thực phẩm có nhiều acid: Các thực phẩm này có thể gây kích ứng và tăng nguy cơ đau dạ dày ban đêm.

Lưu ý khi áp dụng các cách giảm đau dạ dày vào ban đêm

Khi áp dụng các biện pháp giảm đau dạ dày vào ban đêm, có một số lưu ý quan trọng để đảm bảo hiệu quả và an toàn. Dưới đây là những điều bạn nên chú ý để cơn đau được giảm thiểu tối đa và không ảnh hưởng đến sức khỏe:

  • Thực hiện từng phương pháp một để xác định cách nào hiệu quả nhất cho bạn.
  • Không nên lạm dụng các loại trà thảo mộc nếu bạn có vấn đề về dị ứng.
  • Hạn chế dùng thuốc giảm đau không kê đơn và chỉ sử dụng theo hướng dẫn của bác sĩ.
  • Duy trì tư thế nằm nghiêng trái nếu cần nằm nghỉ để giảm áp lực lên dạ dày.
  • Tránh ăn hoặc uống quá nhiều ngay trước khi áp dụng các biện pháp giảm đau để không gây thêm áp lực lên dạ dày.
  • Kiên nhẫn và duy trì các biện pháp giảm đau đều đặn, không áp dụng quá dồn dập trong thời gian ngắn.

Cần áp dụng phương pháp phù hợp, phù hợp với cơ địa

Điều trị đau dạ dày ban đêm tận gốc, hiệu quả sau 1 tuần bằng bài thuốc YHCT

Để điều trị đau dạ dày ban đêm triệt để và tận gốc, nhiều người lựa chọn các bài thuốc YHCT với thành phần thảo dược tự nhiên, an toàn và lành tính. Các bài thuốc này không chỉ tập trung làm giảm triệu chứng mà còn hỗ trợ khôi phục và bảo vệ niêm mạc dạ dày lâu dài.

1. Sơ can Bình vị tán – Trị dứt hẳn đau dạ dày ban đêm sau 1 – 3 tháng

Sơ can Bình vị tán là bài thuốc được nghiên cứu bài bản bởi các chuyên gia, y bác sĩ đầu ngành tại Trung tâm Thuốc dân tộc. Bài thuốc được đánh giá cao trong điều trị tận gốc, dứt điểm và an toàn chứng đau dạ dày cấp – mãn tính (bao gồm cả đau dạ dày ban đêm) đi kèm với viêm loét, HP, trào ngược,… 

Thành phần thảo dược quý theo công thức toàn diện

Bài thuốc được bào chế từ thảo dược tự nhiên, kết hợp hơn 30 vị thuốc quý như cam thảo, bạch thược, ô tặc cốt, nghệ vàng…

Đặc biệt, đây là bài thuốc DUY NHẤT có thành phần biệt dược là là 5 vị thuốc bí truyền của người dân tộc Tày, Dao. Bao gồm: Cây chuông hút, cây nét tỳ, dạ cẩm đỏ, lá khôi tía và củ gà ấp. Tất cả đều lấy trực tiếp từ vùng núi Tây Bắc.

100% vị thuốc đều trồng trong môi trường chuẩn GACP-WHO. Mọi công đoạn được kiểm soát chặt chẽ, đảm bảo tối đa độ an toàn và chất lược dược liệu. Vì thế bài thuốc rất an toàn, lành tính. 

XEM THÊM: Những điểm đặc biệt chỉ tìm thấy ở bài thuốc đặc trị dạ dày Sơ can Bình vị tán

Công dụng hữu hiệu trong trị đau dạ dày

Sơ can Bình vị tán là bài thuốc Đông y kết hợp nhiều chế phẩm chuyên biệt, được điều chỉnh linh hoạt dựa trên tình trạng bệnh lý của từng người bệnh. Bác sĩ sẽ chẩn đoán và chỉ định liệu trình kết hợp các chế phẩm phù hợp nhất đảm bảo tối ưu hiệu quả điều trị.

Dựa trên mức độ đau và các triệu chứng kèm theo, bác sĩ sẽ có hướng dẫn cụ thể nhất:

Lộ trình điều trị rõ ràng

Ngay sau 2 giờ dùng thuốc, người bệnh sẽ thấy các cơn đau giảm dần, bụng dạ êm, dễ chịu.

Sau 7 – 15 ngày: Các triệu chứng bắt đầu thuyên giảm tích cực. Người bệnh không còn đau thượng vị nhiều. Kể cả tình trạng đau cả khi đói lẫn khi no, đau nhiều về ban đêm, đau tức lên ngực, đau xiên ra sau lưng cũng cải thiện đáng kể,…

Sau 1 – 3 tháng, bệnh khỏi hoàn toàn, người bệnh có thể ăn ngon ngủ ngon, sức khỏe hồi phục tốt.

XEM THÊM: Hướng dẫn dùng Sơ can Bình vị tán chữa dạ dày đúng cách, hết bệnh sau 45 ngày

Hiệu quả bài thuốc chứng thực từ chuyên gia và người bệnh

Nhiều tờ báo uy tín như Dân trí, Tiền phong, VTC News,… và chương trình VTV2 – “Vì sức khỏe người Việt” đã quan tâm, đưa tin về Sơ can Bình vị tán.

Bạn đọc quan tâm có thể theo dõi chi tiết chương trình VTV2 TẠI ĐÂY

Các chuyên gia, bác sĩ hàng đầu trong lĩnh vực cũng nhận định Sơ can Bình vị tán là giải pháp trị đau dạ dày tốt và an toàn.

Nhiều người bệnh sau khi dùng bài thuốc cũng đạt hiệu quả đáng mừng.

VIDEO cô Minh Hiền cảm nhận về hiệu quả bài thuốc:

VIDEO cô Kim Đào chia sẻ quá trình dùng thuốc chữa đau dạ dày:

Người bệnh đang bị đau dạ dày, cần trị dứt điểm, hãy liên hệ ngay cho Trung tâm Thuốc dân tộc để được các bác sĩ chuyên môn hỗ trợ kịp thời.

THÔNG TIN TRUNG TÂM THUỐC DÂN TỘC:

Hoặc HẸN LỊCH KHÁM ngay TẠI ĐÂY>>>

XEM THÊM:

2. Dạ Dày Đỗ Minh – Nhà Thuốc Đỗ Minh Đường

Bài thuốc Dạ dày Đỗ Minh của Nhà thuốc Đỗ Minh Đường là một phương pháp điều trị các bệnh lý dạ dày như viêm loét, trào ngược, nhiễm khuẩn HP… được phát triển dựa trên nguyên lý y học cổ truyền.

Bài thuốc kết hợp từ ba phương thuốc nhỏ là Bình vị tán, Cao bình vị và Cao giải độc, mỗi loại đảm nhận một chức năng riêng. Bình vị tán với các thành phần như chè dây, lá khôi tía, kim ngân hoa, đơn đỏ, mai mực… có tác dụng giảm đau, chống viêm, diệt khuẩn HP và phục hồi niêm mạc dạ dày.

Cao bình vị gồm bồ công anh, mơ tam thể, lá khôi, cỏ mực, dạ cẩm, xích đồng… giúp trung hòa acid, giảm các triệu chứng trào ngược, ợ hơi, ợ chua và thanh nhiệt.

Cuối cùng, Cao giải độc chứa chè dây, dạ cẩm, bồ công anh, xích đồng… giúp thanh nhiệt, giải độc, bồi bổ cơ thể, tăng cường chức năng gan thận và hỗ trợ hệ miễn dịch, ngăn ngừa tái phát.

Bài thuốc Dạ dày Đỗ Minh được bào chế từ 100% thảo dược sạch, đảm bảo an toàn và không gây tác dụng phụ, phù hợp cho cả những bệnh nhân mắc bệnh lâu năm, cam kết mang lại giải pháp điều trị hiệu quả, an toàn và đồng hành cùng bệnh nhân trong suốt quá trình điều trị.

Dạ Dày Đỗ Minh mang đến giải pháp điều trị dạ dày tận gốc, triệt để, phòng ngừa tái phát hiệu quả

Video về bài thuốc dạ dày Đỗ Minh

Báo chí nói về bài thuốc chữa bệnh dạ dày của Nhà Thuốc Đỗ Minh Đường

Các cách giảm đau dạ dày vào ban đêm tập trung vào việc cải thiện thói quen sinh hoạt và chăm sóc sức khỏe đúng cách, giúp giảm triệu chứng khó chịu, mang lại giấc ngủ ngon và thoải mái hơn. Việc duy trì đều đặn các biện pháp này có thể giúp dạ dày phục hồi tốt hơn theo thời gian.

CHIA SẺ NGAY TÌNH TRẠNG BỆNH ĐỂ ĐƯỢC BÁC SĨ CHUYÊN KHOA TƯ VẤN PHÁC ĐỒ PHÙ HỢP NHẤT!

Gửi câu hỏi tư vấn cho chuyên gia
Thạc sĩ - Bác sĩ Nguyễn Thị Tuyết Lan

Thạc sĩ - Bác sĩ Nguyễn Thị Tuyết Lan

- Thạc sĩ - Bác sĩ

- Nguyên Trưởng khoa Khám bệnh tại BV YHCT Trung Ương

- Hơn 40 năm khám chữa bệnh bằng YHCT

Triệu chứng của bạn?

Tham khảo thêm:

ArrayArray Cập nhật lúc: 5:50 PM , 19/05/2023

Tin liên quan

Viêm xoang xuất tiết: Nguyên nhân, dấu hiệu và cách chữa trị

Viêm xoang xuất tiết là một tình trạng viêm xoang đặc trưng bởi sự tăng tiết dịch nhầy ở mũi và họng, thường phát sinh khi thời tiết thay đổi...

7 món ăn trị viêm xoang vừa hiệu quả lại đơn giản

Món ăn trị viêm xoang thường được chế biến từ các loại thực phẩm có vị cay, tính ấm, hỗ trợ bổ sung vitamin và khoáng chất. Các món này...

11 cách trị viêm xoang tại nhà hiệu quả, dễ thực hiện

Có nhiều cách trị viêm xoang tại nhà được nhiều người tin dùng, bởi chúng không chỉ tiết kiệm chi phí mà còn giảm bớt sự phụ thuộc vào thuốc...

Trào ngược dạ dày ở trẻ sơ sinh: Những điều cần biết

Bé sơ sinh bị trào ngược dạ dày thường xảy ra trong thời gian trẻ bú mẹ hoặc ngay sau khi bú mẹ. Hầu hết các trường hợp không ảnh...

Bị viêm loét dạ dày nên ăn gì, kiêng giúp cải thiện nhanh

Bị viêm loét dạ dày nên ăn gì, kiêng gì là câu hỏi thường gặp của nhiều người khi phải đối mặt với vấn đề này. Việc lựa chọn thực...

4 thuốc đặc trị vi khuẩn HP của Nhật tốt nhất hiện nay

Lansup, Gastimun-HP Ovalgen, Vonosap Pack… là các thuốc đặc trị vi khuẩn HP của Nhật tốt nhất hiện nay. Với sự kết hợp giữa công nghệ tiên tiến và nghiên...

Array

Leave a comment

Your email address will not be published. Required fields are marked *