Tinh trùng yếu là gì?
Tinh trùng yếu là hiện tượng chất lượng tinh trùng bị giảm sút, có khả năng di động kém dẫn đến tình trạng khó thụ thai và ảnh hưởng trực tiếp tới khả năng sinh sản của nam giới. Đây cũng là nguyên nhân phổ biến dẫn đến tình trạng vô sinh, hiếm muộn ở đàn ông.

Theo cấu tạo của cơ thể, các ống sinh tinh nằm trong tinh hoàn chịu trách nhiệm sản xuất tinh trùng. Hoạt động này kéo dài gần như trong toàn bộ cuộc đời của nam giới. Khi giao hợp, tinh trùng được phóng thích vào trong âm đạo của phụ nữ và chỉ một số ít tinh trùng khỏe mạnh nhất mới có khả năng tồn tại trong môi trường axit và tiếp tục di chuyển vào trong buồng tử cung để kết hợp với trứng.
Ở trạng thái khỏe mạnh, có khoảng trên 75% lượng tinh trùng được tạo ra có khả năng di động. Trong đó, có 25% là di động nhanh. Tỷ lệ tinh trùng có hình dạng bình thường chiếm trên 30%.
Tuy nhiên, khi bị tinh trùng yếu, tỷ lệ tinh trùng có khả năng di động thấp hơn 75%. Lượng tinh trùng di động nhanh cũng nằm ở con số dưới 25%. Trong khi đó, tỷ lệ tinh trùng không di động và bị chết đi chiếm tới hơn 25%.
Bệnh tinh trùng yếu xảy ra phổ biến ở nam giới thường xuyên uống bia rượu, hút thuốc lá hoặc có chế độ dinh dưỡng, sinh hoạt không lành mạnh. Tình trạng này cần được nhận biết và điều trị sớm để bảo vệ sức khỏe sinh sản cho nam giới.
Nguyên nhân gây tinh trùng yếu
Bệnh tinh trùng yếu xuất phát từ những thói quen không lành mạnh trong ăn uống và sinh hoạt hàng ngày. Đôi khi, đây còn là dấu hiệu cảnh báo một số vấn đề về sức khỏe nam giới đang gặp phải, nhất là các bệnh lý ở cơ quan sinh dục.
Cụ thể, các nguyên nhân dẫn đến tinh trùng yếu bao gồm:
1. Ăn uống thiếu chất
Thiếu hụt dưỡng chất là nguyên nhân hàng đầu gây tinh trùng yếu. Tinh trùng được sản sinh phần lớn dựa vào các dưỡng chất cơ thể nạp vào hàng ngày. Trong đó, sắt và kẽm là hai nguyên tố vi lượng quan trọng có ảnh hưởng trực tiếp đến số lượng cũng như chất lượng “con giống” của các quý ông.
Sắt giúp cơ thể tái tạo hồng cầu, làm tăng lưu lượng máu đến cơ quan sinh dục và thúc đẩy quá trình sản xuất tinh trùng. Trong khi đó, kẽm không chỉ là vật liệu quan trọng cho quá trình sản sinh tinh trùng mà còn giúp làm tăng tốc độ di chuyển của tinh trùng sau xuất tinh vào âm đạo. Việc thiếu hụt các chất này sẽ làm giảm số lượng cũng như chất lượng của các chú “tinh binh”, từ đó dẫn đến tinh trùng yếu.
Bên cạnh đó, một số thói quen xấu trong ăn uống hàng ngày cũng có thể dẫn đến tinh trùng yếu. Chẳng hạn như:
- Không uống nước thường xuyên hoặc bổ sung đủ nước cho cơ thể
- Chế độ ăn nhiều chất béo, ít trái cây và rau củ
- Uống nhiều bia rượu và các chất kích thích
- Thường xuyên sử dụng thức ăn nhanh, đồ ăn chế biến sẵn. Chúng có hàm lượng dinh dưỡng thấp nhưng lại chứa nhiều natri và chất bảo quản gây hại cho tinh trùng.
2. Thói quen tình dục không lành mạnh
Quan hệ tình dục quá nhiều hay, thủ dâm thường xuyên – những thói quen tưởng chừng vô hại nhưng lại khiến cho phái mạnh bị yếu tinh trùng. Nghiên cứu cho thấy, mỗi khi xuất tinh, cùng với lượng tinh trùng được phóng ra thì cơ thể nam giới cũng sẽ mất đi một lượng hồng cầu và kẽm. Thông thường, lượng kẽm cần bổ sung trong ngày chỉ khoảng 10mg nhưng một lần xuất tinh lại gây thất thoát tới 5mg.
Chính vì lý do trên, nếu tình trạng xuất tinh xảy ra liên tục, nam giới rất dễ bị thiếu chất. Kết hợp với lao lực quá mức, mất nhiều sức cho các hoạt động tình dục cũng có thể dẫn đến suy nhược cơ thể, khiến thần kinh và cơ quan sinh dục bị tổn thương. Tất cả đều có ảnh hưởng tiêu cực đến quá trình sản xuất tinh trùng và khiến chất lượng tinh binh suy giảm đáng kể.
3. Tinh trùng yếu do môi trường sống bị ô nhiễm
Môi trường sống không chỉ ảnh hưởng đến sức khỏe mà còn gây suy giảm chất lượng tinh trùng. Sự xuất hiện ngày càng nhiều của các khu công nghiệp khiến cho không khí bị ô nhiễm trầm trọng và có thể chứa nhiều kim loại nặng hay các chất độc hại. Khi được đưa vào cơ thể thông qua đường hô hấp, chúng khiến thận phải hoạt động vất vả để đào thải các chất độc này ra ngoài. Tình trạng này kéo dài sẽ khiến thận ngày càng suy yếu và gián tiếp ảnh hưởng đến số lượng và chất lượng tinh trùng.
Thận ngoài chức năng lọc máu, thải độc còn sản xuất ra một số loại hormone quyết định đến khả năng hoạt động cũng như sản xuất tinh trùng ở nam giới. Chính vì vậy mà khi thận bị suy yếu, số lượng tinh trùng có thể bị giảm sút trong khi chất lượng của tinh binh cũng bị ảnh hưởng đáng kể.
Thêm vào đó, môi trường sống bị ô nhiễm còn gây suy giảm khả năng miễn dịch và khiến nam giới có nguy cơ mắc nhiều bệnh. Các bệnh lý ở cơ quan sinh dục, nhất là tinh hoàn có thể ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất tinh trùng. Đây chính là lý do giải thích tại sao tỷ lệ mắc tinh trùng yếu ở nam giới đang sinh sống tại các thành phố lớn, có nhiều khu công nghiệp đang ngày càng gia tăng và cao hơn hẳn so với số ca bệnh ở các vùng nông thôn.
4. Căng thẳng thần kinh kéo dài
Stress kéo dài gây ra nhiều tác hại đối với cơ thể. Nó khiến nam giới mệt mỏi, suy nhược thần kinh, giảm sức đề kháng và làm tăng nguy cơ mắc các bệnh lý như trầm cảm, mất ngủ, yếu sinh lý, xuất tinh sớm, rối loạn cương dương hay tinh trùng yếu…
Căng thẳng có mối liên hệ mật thiết đối với các chứng rối loạn tình dục và sức khỏe sinh sản của nam giới. Stress kéo dài sẽ làm giảm hiệu quả hoạt động của các cơ quan trong cơ thể và khiến lưu lượng máu tuần hoàn đến dương vật hay tinh hoàn ít hơn. Điều này gây khó khăn cho quá trình sản xuất tinh trùng.
5. Tinh trùng yếu do bệnh lý
Trong một số trường hợp, tình trạng tinh trùng yếu ở nam giới được xem là hậu quả của các bệnh lý sau:
- Bệnh lây truyền qua đường tình dục: Lâu, giang mai hay sùi mào gà…
- Viêm tinh hoàn
- Viêm niệu đạo
- Giãn tĩnh mạch thừng tinh
- Viêm thận, suy thận
- Đái tháo đường
- Cao huyết áp…
6. Các nguyên nhân gây yếu tinh trùng khác
- Rối loạn hormone
- Làm việc quá sức
- Tắm nước nóng
- Mặc quần bó
- Hút thuốc lá
- Thức khuya thường xuyên
- Có thói quen đặt laptop lên đùi làm việc
- Sử dụng các chất gây nghiện
- Làm việc trong môi trường thường xuyên phải tiếp xúc với hóa chất độc hại, chẳng hạn như thuốc trừ sâu, sơn…
- Béo phì
- Đạp xe đạp trong thời gian dài mỗi ngày
- Sử dụng điện thoại di động hoặc tiếp xúc với bức xạ nhiều
- Tập thể dục quá nhiều
- Ngồi lâu, ít vận động
Dấu hiệu tinh trùng yếu
Để nhận biết tinh trùng yếu, nam giới có thể dựa vào các triệu chứng sau:
Tinh dịch loãng:
Ở người khỏe mạnh bình thường, lượng tinh dịch mỗi lần xuất tinh sẽ dao động từ 2 – 5ml. Lượng tinh dịch phóng ra có thể cho thấy một số vấn đề như:
- Không có tinh trùng trong tinh dịch
- Số lượng tinh trùng ít
- Tinh trùng yếu, khả năng hoạt động kém và có thể chưa gặp được trứng đã chết.
Tinh dịch có màu sắc và mùi bất thường:
Bình thường, tinh dịch có màu trắng đục như ngọc trai, ngửi thấy mùi tanh đặc trưng. Tuy nhiên, khi bị tinh trùng yếu, màu sắc và mùi của tinh dịch có thể thay đổi bất thường. Tình trạng này cũng cảnh báo nhiều vấn đề về sức khỏe ở cơ quan sinh dục của nam giới:
- Tinh dịch màu vàng hoặc màu xanh:
Trường hợp này, nam giới có thể đang bị nhiễm trùng ở cơ quan sinh dục. Thường gặp nhất là viêm tuyến tiền liệt hay viêm mào tinh. Tình trạng viêm nhiễm có thể ảnh hưởng đến việc sản xuất tinh trùng cũng như chất lượng của các chú tinh binh.
Tuy nhiên, một số trường hợp lâu ngày không xuất tinh cũng có thể khiến cho tinh dịch có màu vàng. Nếu trong những lần xuất tinh sau đó, tinh dịch trở về màu sắc bình thường thì không đáng lo ngại.
- Tinh dịch màu nâu:
Tinh dịch hay tinh trùng có máu thường có màu nâu. Hiện tượng này thường xuất hiện kèm theo các dấu hiệu bất thường khác, chẳng hạn như đau bụng hay đau tức ở dương vật. Nam giới nên thận trọng với các bệnh lý ở đường tiết niệu hay bộ phận sinh dục – những nguyên nhân gây tinh trùng yếu thường gặp.
Tinh dịch đông đặc:
Tinh dịch sau khi xuất tinh thường có khuynh hướng hóa lỏng và không còn độ nhờn dính sau khoảng 23 – 30 phút. Nếu sau khoảng thời gian này mà tinh dịch vẫn không thay đổi hoặc có biểu hiện đông đặc hơn thì khả năng nam giới bị tinh trùng yếu rất cao.
Hơn nữa, tình trạng đông đặc của tinh dịch còn làm giảm khả năng hoạt động của tinh trùng. Nó khiến cho tinh trùng di chuyển chậm chạp hoặc thậm chí không thể bơi vào trong tử cung để thụ tinh với trứng, từ đó dẫn đến khó thụ thai, hiếm muộn hay thậm chí là vô sinh.
Tinh dịch bị vón cục
Tinh dịch vón cục hình thành các hạt nhỏ màu trắng trong tinh dịch tương tự như hạt cơm và khi bóp vào sẽ nát ra giống như bột mịn. Tình trạng này sẽ khiến cho tinh trùng bị yếu và khả năng chết trước khi tiến sâu vào trong tử cung rất cao.

Các triệu chứng tinh trùng yếu khác:
- Đau khi xuất tinh
- Tinh dịch lẫn tia máu hay cục máu đông
- Sưng đau ở tinh hoàn
- Xuất tinh sớm
- Suy giảm ham muốn tình dục
- Người vợ lâu có thai mặc dù không áp dụng các biện pháp tránh thai.
Nếu gặp phải bất cứ dấu hiệu nào nghi ngờ bị tinh trùng yếu, nam giới nên sớm đi khám và tích cực điều trị để bảo vệ sức khỏe sinh sản của bản thân.
Tinh trùng yếu có con không?
Quá trình thụ thai và sinh con được bắt đầu từ sự kết hợp giữa trứng và tinh trùng trong tử cung. Tuy nhiên, trước khi thụ tinh với trứng, các chí tinh binh phải di chuyển một chặng đường khá dài và gian nan. Chỉ có những tinh trùng khỏe mạnh, bơi nhanh mới có thể tiếp cận được với trứng.
Tuy nhiên, khi bị yếu tinh trùng, khả năng hoạt động kém khiến cho chúng dễ dàng bị chết trên đường đi vào tử cung gặp trứng. Mặc dù điều này có thể khiến cho việc thụ thai trở nên khó khăn hơn nhưng nam giới bị tinh trùng yếu vẫn có thể có con bình thường theo con đường tự nhiên. Ngoài trừ các trường hợp không có tinh trùng trong tinh dịch thì mới không thể có con.
Khả năng có con ở đàn ông bị yếu tinh trùng sẽ thấp so với những người khỏe mạnh bình thường nhưng các quý ông không nên quá lo lắng. Việc thăm khám và điều trị tinh trùng yếu sớm sẽ giúp cải thiện được chất lượng tinh trùng và nâng cao khả năng thụ thai cho người vợ.
Tác hại của tinh trùng yếu
Tinh trùng yếu không chỉ làm giảm khả năng thụ thai mà còn gây ra nhiều tác hại nghiêm trọng nếu không được điều trị sớm và đúng cách. Một số phụ nữ dù đã mang thai nhưng do chất lượng tinh trùng quá kém nên dẫn đến tình trạng sảy thai, sinh non.
Tình trạng tinh trùng yếu kéo dài còn là nguyên nhân hàng đầu dẫn đến bệnh hiếm muộn, vô sinh ở nam giới. Điều này gây ảnh hưởng trực tiếp đến tâm lý và hạnh phúc của các cặp vợ chồng. Thậm chí nhiều cặp còn thường xuyên cãi nhau và ly hôn vì không có con.
Tinh trùng yếu có chữa được không?
Hiện tượng tinh trùng yếu do nhiều nguyên nhân gây ra. Trong hầu hết các trường hợp, chất lượng tinh trùng có thể được cải thiện sau khi đã xác định và khắc phục được nguyên nhân gây bệnh.
Ngoài việc sớm thăm khám khi có dấu hiệu nghi ngờ, nam giới cần hợp tác tốt với bác sĩ. Tích cực điều trị theo đúng phác đồ, giữ tinh thần lạc quan và duy trì một lối sống lành mạnh để bệnh tinh trùng yếu nhanh chóng được chữa khỏi.
Chẩn đoán tinh trùng yếu
Các phương pháp đang được áp dụng để chẩn đoán tinh trùng yếu bao gồm:
Thăm khám lâm sàng:
- Ghi nhận các dấu hiệu bệnh nhân đang gặp phải
- Bác sĩ trao đổi với bệnh nhân về tiền sử mắc bệnh, nghề nghiệp, thói quen ăn uống, sinh hoạt tình dục…
- Khám ngoài cơ quan sinh dục để tìm kiếm các dấu hiệu của bệnh lý gây yếu tinh trùng.
Tinh dịch đồ:
Mẫu tinh dịch của người bệnh sẽ được thu thập và mang vào phòng thí nghiệm làm tinh dịch đồ để kiểm tra các thông số như:
- Số lượng, mật độ tinh trùng trong tinh dịch
- Tính di động của tinh trùng…
Có nhiều cách để lấy mẫu tinh dịch như tự thủ dâm hay quan hệ có sử dụng bao cao su. Để thu được mẫu xét nghiệm đạt chuẩn và mang lại kết quả tinh dịch đồ chính xác, cần chú ý một số vấn đề sau:
- Lấy hết toàn bộ tinh dịch xuất ra để làm mẫu
- Tránh xuất tinh ít nhất 2 ngày trước khi lấy mẫu. Tuy nhiên thời điểm xuất tinh lần cuối cũng không nên cách lúc lấy mẫu quá 11 ngày.
- Mẫu tinh dịch để làm xét nghiệm lần 2 cần được lấy sau lần đầu ít nhất 2 tuần.
- Tránh sử dụng chất bôi trơn khi lấy mẫu làm ảnh hưởng đến khả năng hoạt động của tinh trùng.
Các phương pháp chẩn đoán cận lâm sàng khác:
Trong một số trường hợp, bác sĩ có thể chỉ định cho người bệnh làm thêm một số xét nghiệm khác để chẩn đoán chính xác nguyên nhân gây tinh trùng yếu. Chẳng hạn như:
- Siêu âm hoặc làm sinh thiết tinh hoàn
- Xét nghiệm máu định lượng hormone tuyến yên hay các loại hormone nam
- Xét nghiệm nước tiểu. Mẫu nước tiểu được lấy sau khi xuất tinh để kiểm tra tình trạng xuất tinh ngược dòng.
- Siêu âm tiền liệt tuyến…
Cách điều trị tinh trùng yếu
Tùy theo tình trạng yếu tinh trùng và các nguyên nhân căn bản, bác sĩ sẽ chỉ định điều trị bằng phương pháp nội khoa hay ngoại khoa. Bao gồm:
1. Cách chữa tinh trùng yếu bằng nội khoa
Điều trị tinh trùng yếu bằng nội khoa là phương pháp điều trị bảo tồn sử dụng thuốc Tây, thuốc Nam hay một số cách khác để cải thiện chất lượng tinh trùng.
- Thuốc kháng sinh: Loại thuốc này được bác sĩ kê đơn để điều trị các chứng viêm nhiễm ở cơ quan sinh dục là nguyên nhân gây yếu tinh trùng. Để tránh bị lờn thuốc, nam giới cần uống đúng liều, đủ liệu trình.
- Thuốc nội tiết: Liệu pháp hormone được chỉ định cho các trường hợp bị tinh trùng yếu do mất cân bằng nội tiết tố. Thuốc có dạng viên, gel bôi, miếng dán hay viên uống. Mặc dù có thể giúp cải thiện tình trạng yếu tinh trùng cho một số trường hợp nhưng việc dùng thuốc bổ sung nội tiết có thể làm gia tăng nguy cơ bị ngưng thở khi ngủ, nổi mụn trứng cá, tăng sinh tuyến tiền liệt, vú to, huyết khối tĩnh mạch sâu… Bệnh nhân chỉ nên sử dụng loại thuốc này khi được bác sĩ chỉ định và theo dõi chặt chẽ trong suốt quá trình điều trị.
Chữa tinh trùng yếu bằng thuốc Nam
+ Bài thuốc từ bạch tật lê:
Thảo dược này được sử dụng phổ biến trong điều trị yếu sinh lý, rối loạn cương dương hay tinh trùng yếu nhờ có khả năng kích thích sản sinh testosterone tự nhiên. Sử dụng đúng cách sẽ làm tăng số lượng tinh trùng và giúp tinh binh hoạt động mạnh hơn, đồng thời nâng cao chất lượng đời sống tình dục cho phái mạnh.
- Chuẩn bị 20g bạch tật lê, 5g tiểu thảo (chí viễn) và 10g địa cốt tử.
- Rửa sạch tất cả và đem sắc với 750ml nước. Đun sôi kỹ cho cạn còn 400ml.
- Nước thuốc thu được uống 2 lần trong ngày.
+ Sâm maca chữa tinh trùng yếu:
Chiết xuất từ sâm maca có thể giúp cải thiện chất lượng tinh trùng cho các trường hợp bị suy giảm nội tiết tố nam testosterone.
Cách sử dụng:
- Rửa sạch củ sâm maca, thái mỏng và đem phơi khô
- Tán thuốc thành bột mịn, bảo quản trong hũ và đậy nắp kín lại
- Để trị tinh trùng yếu, mỗi ngày dùng 2 – 5g bột đem pha với 350ml nước sôi. Khuấy cho bột tan đều, để nguội và uống từ từ cho hết.
+ Bài thuốc trị tinh trùng yếu từ vừng đen:
Giàu kẽm và vitamin D, vừng đen có khả năng làm tăng lượng testosterone nội sinh, cải thiện chất lượng tinh trùng, tăng cường khả năng sinh lý cho phái mạnh. Thực phẩm này được dân gian sử dụng như một phương thuốc tự nhiên để khắc phục tình trạng tinh trùng yếu tại nhà cho nam giới.
- Chuẩn bị 100g vừng đen, rang chín, xay nhuyễn thành bột mịn
- Mỗi lần sử dụng, lấy 2 thìa bột đem pha chung với 350ml sữa ấm
- Duy trì uống mỗi ngày 1 – 2 ly để chất lượng tinh trùng được cải thiện.
+ Ngũ vị tử chữa tinh trùng yếu:
Quả ngũ vị tử trong Đông y là một vị thuốc có tính ấm, giúp bổ thận, cường dương, tăng khả năng sinh tinh. Nhờ chứa nhiều RNA và Glycogen, thảo dược này còn giúp làm tăng testosterone nội sinh, qua đó nâng cao số lượng cũng như chất lượng tinh trùng cho phái mạnh, giúp thụ thai thành công hơn.
Cách sử dụng:
- Chuẩn bị 15g ngũ vị tử, sao vàng
- Bỏ dược liệu vào ấm sắc với 50ml nước. Đun sôi trên lửa nhỏ đến khi cạn còn 200ml
- Chắt nước chia uống 2 lần trong ngày.
- Để tiện lợi hơn, người bệnh có thể sao dược liệu với số lượng lớn. Sau đó tán thành bột mịn. Khi sử dụng chỉ cần lấy bột pha với nước sôi uống là được.
+ Bài thuốc từ nhân sâm:
Nhân sâm là thảo dược quý có nhiều tác dụng tốt cho sức khỏe. Các hoạt chất trong củ có tác dụng kích thích sản sinh testosterone và giúp tăng số lượng tinh trùng lên tới hơn 70%.
Cách sử dụng:
- Củ nhân sâm phơi khô, thái lát mỏng
- Mỗi ngày lấy vài lát bỏ vào trong ấm. Đổ đầy nước sôi vào ủ trong 15 phút
- Rót uống dần cho hết. Sau đó dùng lại bã cũ hãm thêm 2 – 3 lần nước sôi nữa cho đến khi nước không còn chuyển sang màu vàng thì ngưng. Lấy xác nhai kỹ rồi nuốt.
Cách chữa tinh trùng yếu bằng thuốc Nam khá an toàn nhưng cho tác dụng từ từ. Nam giới cần kiên trì áp dụng lâu dài để thấy được hiệu quả. Trường hợp dùng thuốc Nam kết hợp với thuốc Tây, hãy thông báo cho bác sĩ điều trị biết để ngăn ngừa hiện tượng tương tác ngoài ý muốn.
Uy Long Đại Bổ – Bài thuốc cải thiện chất lượng tinh binh thêm nhanh – mạnh – khỏe
Uy Long Đại Bổ là giải pháp có tới 40.200+ đấng mày râu tin tưởng lựa chọn sử dụng để lùi các vấn đề khó nói ở nam giới như yếu sinh lý, xuất tinh sớm, rối loạn cương dương, tinh trùng yếu,… Nhiều bệnh nhân sau khi sử dụng bài thuốc không những phục hồi chức năng sinh lý, lấy lại phong độ bản lĩnh trên giường chiếu mà còn nâng cao khả năng thụ thai chỉ sau 1 liệu trình sử dụng:


Trong số đó, không thể không kể đến trường hợp của anh M đã cải thiện đời sống tình dục mà còn báo tin vui 2 vạch cho Tiến sĩ, Bác sĩ Nguyễn Thị Vân Anh, (Giám đốc chuyên môn Nhất Nam Y Viên) – người đã trực tiếp thăm khám, kê đơn liệu trình bài thuốc cho anh M:
Trong quá trình tìm hiểu các bài thuốc chữa tinh trùng yếu, loãng, vón cục,… an toàn hiệu quả. Anh M đã lựa chọn Uy Long Đại Bổ bởi bài thuốc sở hữu nhiều ưu điểm nổi trội như:
- Bài thuốc kế thừa, phát triển từ các phương thuốc quý được Ngự Y Triều Nguyễn dâng vua Minh Mạng (vị vua có 43 người vợ và 142 người con).
- Uy Long Đại Bổ điều trị tinh trùng yếu chuyên sâu nhờ sử dụng hơn 30 vị thảo dược quý Đẳng sâm, Đương quy, Xuyên khung, Thục địa, Nhục thung dung, Kỷ tử, Liên nhục, Sinh địa,… tập trung bổ thận, bổ can huyết và bổ tinh xử lý gốc rễ các vấn đề về tinh trùng. Nhờ đó mà khả năng sinh sản nam giới được cải thiện, CHẤM DỨT tình trạng tinh trùng vón cục, tinh trùng yếu.
- Sở hữu phác đồ điều trị cá nhân hóa bám sát với từng cơ địa, thể trạng, mức độ bệnh lý của từng người, rút ngắn thời gian phục hồi sinh lý cho nam giới.
- Phối hợp COMBO 4 bài thuốc nhỏ (Đan – Hoàn – Tửu – Cao) hỗ trợ công dụng cho nhau trong việc đẩy lùi các vấn đề sinh lý, giúp quý ông ổn định sinh lực, tự tin mỗi khi lâm trận.
- Thành phần thảo được gieo trồng và sơ chế theo công nghệ SINH HỌC đảm bảo an toàn, không gây tác dụng phụ.
Để cải thiện chất lượng tinh trùng, tăng cường sinh lý, nâng cao tỷ lệ thụ thai, quý ông liên hệ nhận tư vấn và đặt mua thuốc qua:
NHẤT NAM Y VIỆN
- Địa chỉ: Biệt thự 16, Ngõ 168 Nguyễn Khánh Toàn, Cầu Giấy, Hà Nội
- Hotline: 0928421102
- Zalo: https://zalo.me/0928421102
- Website: www.nhatnamyvien.com
- Facebook: Bác sĩ Nguyễn Thị Vân Anh – Nhất Nam Y Viện
2. Điều trị tinh trùng yếu bằng phương pháp ngoại khoa
Phẫu thuật đôi khi có thể được chỉ định để điều trị tinh trùng yếu có liên quan đến các bệnh lý như giãn tĩnh mạch thừng tinh hay tắc ống dẫn tinh… Sau phẫu thuật một thời gian, số lượng và chất lượng tinh trùng sẽ dần ổn định trở lại.
Phái mạnh cần chú ý duy trì một lối sống lành mạnh và có chế độ dinh dưỡng hợp lý để hỗ trợ điều trị tinh trùng yếu, nâng cao sức khỏe sinh sản.
Chế độ dinh dưỡng cho người bị tinh trùng yếu
Thay đổi chế độ ăn uống hàng ngày có thể giúp hỗ trợ điều trị tinh trùng yếu, cải thiện khả năng hoạt động của tinh binh. Vậy tinh trùng yếu nên ăn gì?
Để nâng cao chất lượng tinh trùng thông qua chế độ dinh dưỡng hàng ngày, nam giới nên bổ sung các dưỡng chất dưới đây:
- Kẽm: Hàu và các loại hải sản có vỏ, thịt đỏ, thịt gia cầm, ngũ cốc nguyên hạt, sữa, các loại hạt…
- Folate: Rau xanh, cam, các loại đậu, bánh mì, ngũ cốc.
- Vitamin B12: Các thực phẩm giàu vitamin B12 bao gồm cá, hải sản, thịt gia cầm, trứng, các loại nấm.
- Vitamin C: Trái cây có múi, ớt chuông, kiwi, cà chua hay bông cải xanh…
- Vitamin D: Các sản phẩm từ sữa, dầu cá, gan bò, phô mai, lòng đỏ trứng.
- Vitamin E: Rau xanh, các loại đậu, dầu hướng dương, dầu đậu nành.
- L-arginine: Thịt gia cầm, hạt bí ngô, đậu phộng, đậu lăng, sữa và các chế phẩm từ sữa.
Một số thực phẩm cần kiêng khi bị tinh trùng yếu:
- Đồ hộp
- Thức ăn chế biến sẵn
- Đậu nành
- Chất béo bão hòa
- Rượu, bia
- Thức ăn nhiều dầu mỡ…
Cách phòng ngừa tinh trùng yếu cho nam giới
Sau khi nắm rõ được các nguyên nhân gây tinh trùng yếu, nam giới có thể chủ động xây dựng phương án phòng ngừa bệnh để bảo vệ sức khỏe sinh sản của mình. Dưới đây là một số cách giúp giảm nguy cơ bị tinh trùng yếu:
- Hạn chế uống bia rượu
- Bỏ hút thuốc lá và không sử dụng các chất gây nghiện khác
- Tránh các hoạt động có thể làm tăng nhiệt độ ở tinh hoàn. Chẳng hạn như tắm bằng nước quá nóng, mặc quần ôm sát, để laptop trên đùi hoặc chạy xe đạp trong nhiều tiếng liên tục.
- Hạn chế bỏ điện thoại vào trong túi quần.
- Lao động vừa sức. Tránh tham gia các hoạt động thể chất quá mạnh gây tổn thương cho tinh hoàn.
- Đi ngủ sớm và đảm bảo ngủ đủ 8 tiếng mỗi ngày
- Tránh để thần kinh bị căng thẳng quá mức
- Kiểm soát cân nặng. Xây dựng kế hoạch vận động và ăn uống khoa học để giảm cân đối với các trường hợp đang bị thừa cân, béo phì.
- Tăng cường bổ sung các thực phẩm giàu sắt và kẽm trong thực đơn để cải thiện số lượng và chất lượng tinh trùng.
- Kiểm soát và điều trị triệt để các nguyên nhân bệnh lý gây tinh trùng yếu để tình trạng này được khắc phục triệt để.