Triệu chứng viêm da cơ địa ở trẻ em
Các triệu chứng viêm da cơ địa ở trẻ thường khởi phát ở các vùng sau đầu gối, trên đầu gối, khuỷu tay, các nếp da (kẽ da), đặc biệt thường phát triển nhanh hơn khi tiếp xúc với lông động vật, mặc đồ len hay dạ.
Một số dấu hiệu nhận biết bé bị viêm da cơ địa:
-
Da trẻ trở nên khô ráp, nứt nẻ, sẩn đỏ
-
Mụn nước khu trú một vùng da, có xu hướng lan rộng
-
Trẻ ngứa ngáy gãi cào da nhiều, tạo thành các vết trợt loét (tổn thương mất da lớp thượng bì)
-
Xuất hiện các mảng da bị lichen hóa, hiện tượng da dày lên so với da bình thường đi kèm với các triệu chứng thâm sạm, dày sừng, nứt nẻ
Hình ảnh viêm da cơ địa ở trẻ em
Nguyên nhân trẻ bị viêm da cơ địa
Trẻ bị viêm da cơ địa phần lớn là do di truyền gen dị ứng mạnh. Trên thực tế, tỷ lệ di truyền hoặc cha hoặc mẹ là 50%, cả bố và mẹ cùng bị thì tỷ lệ di truyền cho con đến 80%.
Trong trường hợp không bị di truyền, bệnh viêm da cơ địa ở trẻ có thể khởi phát do:
-
Hệ miễn dịch chưa hoàn thiện: Ở trẻ nhỏ, hệ miễn dịch chưa phát triển đủ để đối phó hiệu quả với các tác nhân gây dị ứng, khiến cho da dễ bị kích thích và phản ứng mạnh mẽ. Những chất gây dị ứng phổ biến cho trẻ: thời tiết, thực phẩm (sữa bò, trứng thịt đỏ, đậu phộng, hải sản,…), chất liệu quần áo, lông động vật,…
-
Ngoại độc tố của tụ cầu trùng vàng: Vi khuẩn tụ cầu vàng có thể sống ký sinh trên da và niêm mạc sau đó xâm nhập vào cơ thể thông qua lỗ chân lông, các tuyến dưới da và nang lông, dẫn đến kích ứng cơ địa và hình thành bệnh viêm da cơ địa.
Trẻ bị viêm da cơ địa có nguy hiểm không?
Khi bé bị viêm da cơ địa, nếu không được điều trị kịp thời thì về lâu về dài sẽ gặp phải một số biến chứng:
-
Bội nhiễm da do tổn thương: Các tổn thương trên da, như vết nứt và vết thương do viêm da cơ địa, có thể trở thành điểm xâm nhập cho vi khuẩn và nấm gây ra nhiễm trùng da. Điều này có thể dẫn đến viêm nang lông, viêm da, và các vấn đề nhiễm trùng nặng hơn – viêm da cơ địa bội nhiễm.
-
Tình trạng viêm da cơ địa lan rộng: Tổn thương trên da có xu hướng ngày càng lan rộng, từ khu trú một vùng có thể lan khắp cơ thể. Điều này có thể khiến trẻ ăn không ngon, mất ngủ, ảnh hưởng đến sự phát triển thể chất.
-
Để lại sẹo vĩnh viễn: Bệnh dễ tái đi tái lại khiến da bị tổn thương chồng chéo nhiều lần, dễ để lại sẹo thâm vĩnh viễn. Vết sẹo trên da mất thẩm mỹ khiến trẻ tự ti, mắc bệnh về tâm lý, cản trở giao tiếp với bạn bè trang lứa.
Viêm da cơ địa xuất phát từ rối loạn dị ứng và cũng kích phát các bệnh lý dị ứng khác (hen suyễn, viêm mũi dị ứng, mề đay). Trẻ bị viêm da cơ địa có nguy cơ mắc các bệnh dị ứng khác cao hơn gấp 3 lần so với trẻ bình thường. Sau mỗi đợt viêm da cơ địa, các bệnh thuộc nhóm dị ứng đều có nguy cơ tái phát và thường trầm trọng hơn.
Cách điều trị viêm da cơ địa ở trẻ
Có hai phương pháp điều trị viêm da cơ địa chính là Tây y và Đông y, mỗi phương pháp sẽ có những ưu và nhược điểm riêng.
Thuốc Tây y
Theo phác đồ điều trị của thuốc Tây y, cha mẹ thường được tư vấn sử dụng các loại thuốc chữa viêm da cơ địa cho trẻ như sau:
-
Thuốc corticoid: Thuốc làm giảm viêm đỏ, khô da bằng cách ức chế phản ứng miễn dịch. Thuốc thường được dùng dưới dạng bôi. Tác dụng phụ trên da khi dùng quá liều hoặc kéo dài: teo da, rạn da, tăng nguy cơ nhiễm trùng da,… Thuốc hấp thụ qua da và đi vào dòng máu, tạo nên tác dụng phụ toàn thân: chứng chậm lớn ở trẻ, loãng xương, hội chứng Cushing nguy hiểm.
-
Thuốc kháng histamin: Thuốc kháng histamin H1 hoạt động bằng cách ức chế giải phóng histamin – chất gây ra phản ứng dị ứng. Tuy nhiên, thuốc có thể gây một số tác dụng phụ cần lưu ý như: Đau đầu, mệt mỏi, chóng mặt, buồn nôn, khó tiêu, khô miệng…
Thuốc Tây y xử lý triệu chứng viêm da cơ địa cho trẻ rất nhanh. Tuy nhiên, cha mẹ nên cẩn trọng về liều lượng và tuyệt đối không lạm dụng. Không dùng thuốc khi chưa thăm khám và không có chỉ định của bác sĩ chuyên khoa.
Thuốc Tây không trị được ngọn nguồn của bệnh viêm da cơ địa, không có tác dụng nâng cao hệ miễn dịch để ổn định cơ địa cho trẻ. Trẻ vẫn có nguy cơ kích ứng cơ địa khi tiếp xúc với các tác nhân ngoài môi trường. Cha mẹ cần lưu ý bổ sung dinh dưỡng và thực hiện các biện pháp cải thiện hệ miễn dịch khác.
Thuốc Đông y
Thuốc Đông y có ưu điểm là vừa xử lý triệu chứng vừa điều trị căn nguyên bệnh viêm da cơ địa, nâng cao hệ miễn dịch. Khi cơ địa được ổn định thì nguy cơ tái phát bệnh là thấp. Hệ miễn dịch khỏe mạnh cũng giúp trẻ phòng chống các bệnh lý dị ứng khác.
Thuốc đông y sử dụng các dược liệu tự nhiên, lành tính với trẻ, không gây tác dụng phụ khi tuân thủ tốt phác đồ điều trị từ bác sĩ chuyên khoa. Tuy nhiên, cha mẹ cũng cần xác định phải kiên nhẫn và duy trì sử dụng thuốc cho trẻ trong thời gian dài để thấy được kết quả rõ rệt.
Hiện nay, bài thuốc viêm da cơ địa Nhất Nam An Bì Thang đang được nhiều bậc phụ huynh đánh giá cao về hiệu quả.
Nhất Nam An Bì Thang trị viêm da cơ địa cho trẻ không tác dụng phụ, không phụ thuộc thuốc
Nhất Nam An Bì Thang là bài thuốc chữa bệnh viêm da cơ địa được đội ngũ chuyên gia Trung tâm Da liễu Đông Y Việt Nam – đơn vị trực thuộc Nhất Nam Y Viện nghiên cứu và hoàn thiện. Bài thuốc cũng là thành quả thuộc đề tài khoa học “Nghiên cứu & phục dựng tinh hoa y học cổ truyền triều Nguyễn trong xử lý bệnh viêm da”.
Nhất Nam An Bì Thang được cải tiến thành phần, công thức phối ngũ, cơ chế điều trị. Nhờ vậy bài thuốc phát huy tối đa công dụng điều trị viêm da cơ địa từ căn nguyên, đem lại hiệu quả dài lâu, được giới chuyên gia trong ngành đánh giá cao.
Chia sẻ về những ưu thế của Nhất Nam An Bì Thang trong điều trị viêm da cơ địa, Thầy thuốc ưu tú, Bác sĩ Lê Phương, Giám đốc Trung Tâm Da Liễu Đông Y Việt Nam cho biết:
Nhất Nam An Bì Thang là sự kết hợp của 3 bài thuốc nhỏ (Thuốc Uống – Thuốc Bôi – Thuốc Ngâm Rửa) xử lý từ gốc đến ngọn bệnh viêm da cơ địa theo nguyên tắc:
- Kháng viêm, chống nhiễm trùng, làm lành các vùng da bị viêm, tăng cường hàng rào bảo vệ da khỏe mạnh.
- Cung cấp độ ẩm và các dưỡng chất thiết yếu do da, làm dịu da, đẩy lùi các triệu chứng ngứa ngáy, đau rát, châm chích, căng tức da,…
- Nâng cao miễn dịch nhằm ổn định cơ địa, ngăn chặn kích ứng cơ địa khi trẻ tiếp xúc với các tác nhân ngoài môi trường.
Thành phần thuốc kết hợp những vị thuốc thanh nhiệt giải độc, tiêu viêm trừ ngứa và các vị thuốc đại bổ ngũ tạng, bổ khí bổ huyết. Một số vị dược điển hình có thể kể đến như Sài đất, Hoàng bá nam, Liên kiều, Diệp hạ châu, Đơn đỏ, Kim ngân cành,…
Thành phần thảo dược đảm bảo sạch, an toàn, lành tính, không tồn dư chất bảo vệ thực vật do Nhất Nam Y Viện đầu tư phát triển theo công nghệ sinh học, đạt chuẩn chất lượng GACP – WHO. Đây cũng được xem là ưu thế giúp bài thuốc phù hợp với nhiều đối tượng người bệnh, bao gồm cả trẻ em.


Xem VIDEO: Nhất Nam An Bì Thang: Bài thuốc trị viêm da cơ địa được VTV giới thiệu
Để được tư vấn về bệnh lý viêm da cơ địa ở trẻ em, cha mẹ chủ động liên hệ với Trung tâm Da liễu Đông y Việt Nam qua:
- Địa chỉ: Biệt thự 16, Ngõ 168 Nguyễn Khánh Toàn, Cầu Giấy, Hà Nội
- Hotline: 0964 045 616 – 024.8585.1102
- Zalo: https://zalo.me/0964045616
- Fanpage: Nhất Nam Y Viện
- Website: www.nhatnamyvien.com
- Đặt lịch khám: https://nhatnamyvien.com/dat-lich-kham-benh
Chăm sóc tại nhà
Chăm sóc trẻ bị viêm da cơ địa tại nhà là một phần quan trọng trong quá trình điều trị bệnh. Việc tắm rửa sạch sẽ, bôi kem dưỡng ẩm, ăn uống khoa học đều hỗ trợ hồi phục da cho trẻ.
Trẻ bị viêm da cơ địa nên tắm lá gì? Một số loại lá tắm có tính kháng khuẩn, giảm ngứa khá lành tính cha mẹ có thể tham khảo là lá khế, sài đất, kinh giới,… Cách thực hiện đơn giản: rửa sạch lá, đun sôi trong 5 – 10 phút, lọc bỏ bã, pha thành nước ấm để tắm cho bé.
*** Lưu ý:
-
Tham vấn ý kiến của bác sĩ chuyên khoa trước khi áp dụng để đảm bảo an toàn tối đa cho trẻ.
-
Nhiệt độ nước khi tắm chỉ ở mức ấm cho trẻ và hạn chế tắm lâu để tránh làm khô da.
-
Sử dụng khăn mềm thấm nước, bôi kem dưỡng ẩm ngay sau khi tắm cho trẻ
-
Mặc quần áo bằng chất liệu mềm mại, thoáng khí, có khả năng hút ẩm tốt để tránh gây kích ứng cho da trẻ
Dưỡng ẩm da cho trẻ cũng rất quan trọng. Cần thoa kem dưỡng ẩm lên da ngay sau khi tắm để giữ độ ẩm cho da. Chọn các sản phẩm không chứa hương liệu và chất tạo màu để tránh gây kích ứng cho da nhạy cảm của trẻ. Một số hãng kem dưỡng ẩm lành tính cho viêm da cơ địa có thể kể đến như CeraVe, Ziaja và Cetaphil.
Câu hỏi thường gặp
Trẻ bị viêm da cơ địa bao lâu thì khỏi?
Không có thời gian chính xác với vấn đề này. Vì căn nguyên gây kích ứng cơ địa ở mỗi trẻ là khác nhau. Tốc độ hồi phục còn phụ thuộc vào mức độ nghiêm trọng của bệnh, phản ứng với điều trị và cách chăm sóc da sau này.
Trẻ sơ sinh bị viêm da cơ địa có thể ổn định bệnh sau 18 – 24 tháng, tức là ít khi tái phát liên tục. Có khoảng 50% trường hợp trẻ không còn mắc bệnh sau 10 tuổi, khi hệ miễn dịch được hoàn thiện và ổn định.
Tuy nhiên, viêm da cơ địa là bệnh lý không khỏi hoàn toàn. Trong quá trình trưởng thành, nếu hệ miễn dịch suy yếu thì vẫn có nguy cơ tái phát bệnh.
Trẻ bị viêm da cơ địa kiêng ăn gì?
Thực phẩm là yếu tố hàng đầu gây viêm da cơ địa ở trẻ. Dưới đây là một số thực phẩm trẻ bị viêm da cơ địa nên kiêng cữ:
-
Hải sản: Trong hải sản có chứa histamin với hàm lượng cao. Đây là một chất có tác dụng kích thích các mao mạch dưới da khiến da trẻ hình thành các nốt mụn ngứa.
-
Thịt đỏ: thịt bò, thịt cừu, thịt gia cầm,… có thể làm tăng phản ứng viêm ngoài da
-
Sản phẩm từ sữa động vật: sữa và các chế phẩm từ sữa động vật (kem, phô mai, bánh sữa,…) chứa hơn 20 chất có thể là nguyên nhân gây dị ứng ở trẻ nhỏ
-
Thực phẩm chứa chất phụ gia: Các loại thực phẩm chứa chất phụ gia, chất bảo quản, màu nhân tạo, hương liệu, được xử lý bằng nhiều hoá chất độc hại sẽ gây ảnh hưởng đến hệ miễn dịch
-
Các loại hạt có vỏ: Các loại hạt có vỏ như hạnh nhân, hồ đào, đậu phộng,… có chứa chất dễ gây dị ứng
Các loại hạt có vỏ lụa thường dễ gây dị ứng
Trẻ bị viêm da cơ địa nên ăn gì?
Cha mẹ cần bổ sung các thực phẩm giúp cải thiện hệ miễn dịch cho trẻ:
- Các loại trái cây chứa nhiều vitamin và chất xơ: Trái cây có hàm lượng vitamin tốt nhất cho miễn dịch như cam, dâu tây, dứa, xoài,…
- Thực phẩm giàu Omega 3: Omega 3 làm một chất kháng viêm, giúp cho các tổn thương trên da nhanh hồi phục, đồng thời, hỗ trợ hệ miễn dịch chống lại các vi khuẩn có hại. Một số thực phẩm giàu omega 3 rất tốt cho trẻ viêm da cơ địa: Dầu mè, bơ, cá hồi,…
- Thực phẩm giàu flavonoid: Flavonoid là một chất chống viêm được tìm thấy nhiều trong các loại rau, trái cây như táo, bông cải xanh, việt quất,…
- Thực phẩm giàu kali: Kali cũng là một chất chống viêm có thể làm giảm nhẹ các triệu chứng của viêm da cơ địa. Nó được tìm thấy nhiều trong các thực phẩm hằng ngày như chuối, bơ, bí ngô, cá hồi,…
- Thực phẩm chứa nhiều lợi khuẩn: Men vi sinh probiotic trong sữa chua và đồ uống lên men giúp hỗ trợ hệ đường ruột và cải thiện hệ miễn dịch cho trẻ.